Bước 1:
- Khi phát hiện có đám cháy, nhanh chóng di chuyển đến vị trí đặt bình chữa cháy.
- Lấy bình và chạy đến khu vực đang có đám cháy xảy ra.
- Nếu là bình dạng bột thì trong quá trình di chuyển đến đám cháy nên lắc, đảo bình
vài lần cho bột rơi trước khi phun.
(Nếu là bình khí CO2 thì không cần lắc, đảo bình).
Bước 2:
- Di chuyển đến đám cháy, khi cách từ 3 đến 4m thì dừng lại, đặt bình xuống đất (hoặc sàn).
- Thực hiện thao tác rút chốt hãm có kẹp chì ra khỏi van bóp.
- Sau đó một tay cầm van bóp, một tay cầm loa phun di chuyển đến gần đám cháy ở khoảng cách 1,5m đến 2m.
- Chọn vị trí đứng đầu hướng gió hoặc vị trí ít bị ngọn lửa tạt nhất, gần lối ra vào (để có thể rút lui khi cần thiết).
Bước 3:
- Hướng vòi phun vào đám cháy và tiến hành bóp van để đưa chất chữa cháy vào vùng cháy.
- Quá trình bóp van phải giữ liên tục và đưa loa phun di chuyển qua lại để chất chữa cháy bao trùm lên đám cháy.
- Khi ngọn lửa yếu dần thì di chuyển lại gần hơn và tiếp tục phun đến khi đám cháy tắt hẳn mới dừng.


- Lưu ý khi sử dụng bình chữa cháy
- Cần chọn vị trí và khoảng cách phun cho phù hợp với từng loại bình chữa cháy khác nhau.
- Đối với bình khí CO2 thì càng đứng gần càng tốt (khoảng 0.5m) để lượng khí chữa cháy đi vào vùng cháy nhiều nhất.
- Đối với bình bột thì cần đứng ở khoảng cách phù hợp (khoảng 2m) sao cho dòng bột chữa cháy phun ra bao trùm lên toàn bộ vùng cháy.
- Khi bóp van để phun chất chữa cháy vào đám cháy phải dứt khoát và liên tục
- Không được ngừng phun khi đám cháy chưa tắt.
- Khi sử dụng các bình khí chữa cháy, chỉ được cầm vào phần nhựa hoặc cao su trên vòi và loa phun
- Không cầm vào phần kim loại trên vòi phun đề phòng bị bỏng lạnh trong quá trình chữa cháy.
- Nếu đám cháy xảy ra trong phòng kín, trước khi xịt bình, phải yêu cầu mọi người ra khỏi phòng.
- Đồng thời, người đứng phun phải chọn vị trí phù hợp sao cho để sẵn sàng thoát ra khi cần thiết.
- Nếu đám cháy ngoài trời, người chữa cháy phải đứng đầu hướng gió để tránh ngọn lửa tạt
- Trong trường hợp dập các đám cháy chất lỏng (xăng, dầu, hóa chất lỏng…).
- Phải phun chất chữa cháy bao phủ lên bề mặt đám cháy, không được phun sục xuống mặt chất lỏng
- Vì sẽ làm chất lỏng bắn tung ra ngoài gây cháy lan ra khu vực xung quanh.
- Nên đọc rõ hướng dẫn (có ghi trên vỏ bình) để nắm kỹ tính năng sử dụng của từng loại bình.
- Bảo trì bình chữa cháy
- Đặt bình ở nơi râm mát, dễ thấy, dễ lấy, thuận tiện khi sử dụng. Không để bình ở nơi có nhiệt độ cao quá 550C dễ gây hiện tượng tăng áp suất dẫn đến nổ bình nếu van an toàn không hoạt động.
- Phải thường xuyên kiểm tra định kỳ bình chữa cháy 30 ngày/lần.
- Thời gian nạp sạc, kiểm tra bảo trì, bảo dưỡng bình chữa cháy không quá 1 năm nhưng không được ít hơn 6 tháng một lần
- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế nếu thấy hỏng hóc các bộ phận của bình: Loa phun, vòi phun, van khoá. Thay thế những bình bị rò khí.
- Phương pháp kiểm tra BÌNH CO2: Phổ biến là phương pháp cân, nếu thấy lượng CO2 giảm so với lượng CO2 ban đầu là bình bị rò khí.
- Phương pháp kiểm tra BÌNH BỘT: Kiểm tra đồng hồ đo (nếu kim chỉ dưới vạch đỏ thì phải nạp lại) hoặc cân rồi so sánh với khối lượng ban đầu. Kiểm tra khối lượng bột bằng cách cân so sánh

Trà My tổng hợp