Tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu xuất phát từ 2 nhóm là nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, những tác động của con người vào môi trường tự nhiên chính là nguyên do gây nên biến đổi khí hậu. Theo đó, việc gia tăng khí CO2 do hoạt động sản xuất công nghiệp, phá rừng, sử dụng nguồn nước cũng như các loại khí độc hại khác là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.
Bên cạnh đó, các yếu tố khách quan trong đó có sự thay đổi trong chính nội tại của tự nhiên bao gồm sự thay đổi trong hoạt động mặt trời, của quỹ đạo trái đất, sự dịch chuyển của các châu lục… cũng tác động không nhỏ gây nên tình trạng này.
Thời tiết cực đoan là các hiện tượng thời tiết xảy ra trái mùa. “Cực đoan” để chỉ những hiện tượng không tốt gây nguy hiểm tới mạng sống, sức khỏe con người, bất ổn về đời sống xã hội nghiêm trọng.
Các dạng thời tiết cực đoan thường mang tới sự khắc nghiệt, nhiều độc hại, bất thường ập đến và không tốt lành. Gọi là thời tiết cực đoan ý chỉ hiệu ứng tiêu cực, không hay xảy ra hoặc xảy ra một cách bất thường, đột ngột gây thiệt hại lớn về người và của. Thời tiết cực đoan không tuân theo quy luật và khi tới cũng không theo mốc thời gian cố định, không thể dự đoán. Vậy nên con người trở tay không kịp, chỉ thông báo trước vài ngày dựa trên một vài dấu hiệu nhận biết rõ ràng.
Nguyên nhân chính dẫn đến thời tiết cực đoan được các nhà khoa học khẳng định chính là biến đổi khí hậu toàn cầu. Các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người khiến tình trạng này ngày càng nặng nề hơn. Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức, không có biện pháp giữ gìn và tái tạo. Tình trạng ô nhiễm môi trường, đất, nước, không khí tăng cao khiến hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ tăng cao nên nắng nóng kéo dài, oi bức. Khí quyển ấm lên khiến nước biển dâng cao, ấm kéo theo nhiều biến đổi. Ở khu vực miền núi dễ xảy ra mưa đá, tuyết rơi, lũ lụt vô cùng nguy hiểm.
Dưới đây là một số dạng thời tiết cực đoan ở Việt Nam và thế giới nói chung:
Bão: Hình thành từ vùng gió xoáy thổi vào từ vùng trung tâm bão, vùng càng gần sức ảnh hưởng càng mạnh và thiệt hại càng lớn. Không khí xung quanh dồn vào giữa theo hình xoắn ốc, một dạng của xoáy thuận nhiệt đới.
Mưa lớn, lũ lụt: Mùa mưa với nhiều đợt kéo dài trên diện rộng. Có đợt cả chục ngày với lượng nước đổ xuống cao. Mưa lớn và nước đẩy từ biển vào kết hợp gió tạo nên lũ lụt trong 24h liên tục
Lốc xoáy, vòi rồng
Lũ quét: Hiện tượng xảy ra bất ngờ ở vùng sông suối, ven núi, dòng chảy xiết cực mạnh kéo theo bùn đất đá lên nhanh quét theo nhiều thứ
Sạt lở đất: Thường xảy ra ở vùng núi dưới tác động của mưa lũ và dòng chảy mạnh
Nắng nóng/rét đậm rét hại: Nhiệt độ ở nhiều vùng bắt đầu tăng cao, mùa nắng gắt có lúc hơn 40 độ C. Ngược lại, nhiều nơi vào mùa lạnh nhiệt độ giảm thấp, thậm chí còn xuất hiện hiện tượng tuyết rơi lần đầu tiên
Dông sét: Chớp và sấm đi cùng nhau do đối lưu mạnh trong khí quyển gây ra. Kèm theo gió giật mạnh, mưa rào, sấm sét dữ dội, thậm chí có mưa đá, vòi rồng
Hạn hán, xâm nhập mặn
Hậu quả của thời tiết cực đoan
Có thể thấy, thời tiết cực đoan hiện nay đang diễn ra bất thường và có chiều hướng tăng cao hơn trước kia. Hậu quả mà nó để lại cũng đáng báo động
Nắng nóng kéo dài dẫn đến cháy rừng, hạn hán, gây mất mùa và ảnh hưởng tới sức khỏe người dân
Lũ lụt, lũ quét,…khiến nhiều nhà dân bị cuốn trôi, thiệt hại nặng về tài sản cũng như con người
Sức khỏe con người bị ảnh hưởng trầm trọng do thời tiết nắng mưa thất thường, gió mùa
Đời sống người dân bất ổn định, sản xuất, kinh doanh trì trệ khi mưa lũ diện rộng. Ngập đường phố di chuyển cũng khó khăn, cây đổ, nhà bị lốc hỏng hóc, thiệt hại người và của lớn
Các loài sinh vật khác cũng bị ảnh hưởng nặng nề: mất môi trường sống, tuyệt chủng, ...
Vân Anh tổng hợp