.
  •  
Danh mục
Loading...

 

Liên kết

Số lượng truy cập

  • Đang trực tuyến:  
  • Tổng lượt truy cập:
  1. Trang chủ    
  2. Tin khác

Phòng chống bệnh dại

Ngày xuất bản : 16/05/2019
       Bệnh dại là bệnh lây truyền giữa động vật và người. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở động vật máu nóng do vi rút dại gây ra. Vi rút xâm nhập vào cơ thể qua các vết cắn, vết liếm, vết cào, da, niêm mạc bị tổn thương, vết thương hở.

        Nguồn mang mầm bệnh chủ yếu là chó (trên 90%), mèo nuôi và động vật hoang dã như chó sói, chó rừng, ngoài ra còn ở mèo, chồn, cầy, cáo và một số loài động vật có vú khác như gấu trúc, các loài dơi hút máu, dơi ăn sâu bọ.

        Bệnh dại là bệnh rất nguy hiểm đối với con người, bệnh có thể gây tử vong 100% nếu không được điều trị kịp thời.

       Triệu chứng và biểu hiện của bệnh dại

       Thời kỳ ủ bệnh của bệnh dại rất khác nhau tùy theo vị trí vết cắn và độc lực của vi rút, có thể từ 10 ngày đến 1 năm (trung bình từ 20 - 60 ngày). Nếu vết cắn ở gần thần kinh trung ương, độc lực của vi rút dại mạnh thì thời kỳ ủ bệnh ngắn hơn các nơi khác. Trước khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh thì có thể có các triệu chứng như lo lắng, thay đổi tính tình, đau ở nơi vết cắn. Thời kỳ toàn phát của bệnh, có biểu hiện triệu chứng khác nhau thông thường biểu hiện ở 2 thể bệnh là thể hung dữ và thể liệt:

        Thể hung dữ: Biểu hiện chủ yếu là sự kích thích tâm thần như hung dữ, điên khùng, hoảng loạn, đập phá và nhanh chóng đi đến hôn mê rồi tử vong. Đôi khi chỉ có biểu hiện kích thích vận động là chủ yếu như: Co cứng, run rẩy, giật, co thắt họng, khí quản, đồng thời người bệnh sợ nước, sợ gió. Những lúc này, người bệnh khát mà không dám uống, chỉ cần nghe thấy tiếng nước chảy róc rách cũng đã lên cơn co thắt thanh, khí quản, họng, rất đau đớn và có thể bị nghẹt thở. Các triệu chứng kích thích sẽ tăng lên khi có các tác động mạnh như gió thổi, mùi vị, ánh sáng. Người bệnh luôn luôn trong trạng thái sợ sệt, hoảng hốt, lo lắng, mắt đỏ ngầu, sáng long lanh. Người bệnh rất thính, chỉ cần có tiếng động nhẹ hay ai đó nói gì đều có thể nhận biết và người bệnh lại lên cơn tiếp. Ngoài ra, người bệnh có sốt cao và tăng tiết dịch đường hô hấp trên cho nên rất nhiều đờm, dãi. Dần dần, người bệnh bị rối loạn tim mạch, hô hấp và xuất hiện ảo giác. Bệnh tiến triển càng ngày càng xấu đi và có thể tử vong trong vòng từ 3 - 5 ngày.

       Với thể liệt, chiếm tỷ lệ thấp hơn. Người bệnh ít gặp triệu chứng sợ nước, gió. Lúc đầu đau cột sống thắt lưng, sau đó liệt cơ vòng (đại, tiểu tiện không tự chủ) rồi liệt chi trên. Khi tổn thương lan đến hành não thì bắt đầu xuất hiện liệt thần kinh sọ. Người bệnh sẽ tử vong do ngừng hô hấp và tuần hoàn.

       Cách xử trí sau khi bị động vật cắn (động vật dại, nghi dại, động vật không rõ tiền sử tiêm ngừa dại)

       Rửa thật sạch tất cả các vết cắn/cào trong 15 phút với nước và xà phòng, hoặc nước sạch, sau đó sát khuẩn bằng cồn 70° hoặc cồn Iốt để làm giảm thiểu lượng vi rút dại tại vết cắn. Có thể sử dụng các chất khử trùng thông thường như rượu, cồn, xà phòng các loại, dầu gội, dầu tắm để rửa vết thương ngay sau khi bị cắn. Trong lúc rửa vết thương, không làm dập nát thêm vết thương hoặc làm tổn thương rộng hơn và không nên băng kín vết thương.

        Đến ngay cơ sở tiêm chủng để được bác sĩ tư vấn và chỉ định tiêm phòng dại. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại.

       Thông báo với bác sĩ về tình trạng con vật đã cắn và theo dõi con vật trong vòng 15 ngày kể từ ngày bị cắn/cào. Trong thời gian 15 ngày theo dõi, nếu con vật có biểu hiện bất thường như ốm, chết, mất tích, bị bán hay bị giết,... cần báo cho cán bộ y tế biết để có hướng xử trí phù hợp.

Hình ảnh minh họa

       Tiêm chủng phòng bệnh dại        

       Dự phòng trước phơi nhiễm: áp dụng cho những người có nguy cơ cao phơi nhiễm với vi rút dại như cán bộ thú y, kiểm lâm, người nuôi dạy thú, nhân viên phòng thí nghiệm làm việc với vi rút dại, người làm nghề giết mổ chó, người dân và những người đi du lịch đến các khu vực lưu hành bệnh dại. 

       Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm: nên được tiến hành càng sớm càng tốt sau khi bị động vật cào/cắn.

       Phòng chống bệnh dại

       Người dân hạn chế nuôi chó, mèo, nếu nuôi phải tiêm phòng bệnh dại định kỳ theo khuyến cáo của ngành Thú y, phải nuôi nhốt không được thả rông, chó thả phải được rọ mõm, không cho trẻ đùa nghịch với chó, mèo đặc biệt là khi chúng đang ăn.

        Khi tiêm vắc xin phòng bệnh dại, yêu cầu phải tuân thủ: Tiêm đủ mũi, đúng lịch, không uống rượu bia, không dùng thuốc Corticoid và thuốc ức chế miễn dịch.

       Không tiếp xúc với con vật bị dại, nghi dại; không mua bán, vận chuyển chó mèo ra, vào vùng dịch.

       Báo ngay cho chính quyền, cơ quan thú y tại địa phương để có biện pháp tiêu hủy chó mèo bị dại; cách ly theo dõi động vật nghi dại; tiêm phòng dại cho động vật khỏe mạnh sống trong vùng dịch.

Lịch tiêm vắc xin phòng bệnh dại

Dự phòng trước tiếp xúc (tiêm bắp hoặc tiêm trong da)

Tiêm 3 mũi cơ bản: Ngày 0 – Ngày 7 – Ngày 28

Tiêm nhắc lại 1 mũi sau 1 năm; sau đó nhắc lại mỗi 3 – 5 năm

Điều trị dự phòng sau tiếp xúc (Sau khi bị động vật dại/nghi dại cắn)

Phác đồ tiêm bắp: Ngày 0 – Ngày 3 – Ngày 7 – Ngày 14 – Ngày 28

Phác đồ tiêm trong da: Ngày 0 – Ngày 3 – Ngày 7 – Ngày 28

           

       Hiện nay, có 4 loại vắc xin phòng dại được sử dụng tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Phú Thọ bao gồm: Vắc xin Verorab của Pháp, vắc xin Speeda của Trung Quốc, vắc xin Indirab của Ấn Độ và vắc xin Abhayrab của Ấn Độ./.

Đỗ Hằng

Tin liên quan

  • Tên gọi của 148 đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Phú Thọ mới (30/06/2025 8:04:37 CH)
  • Người dân có quyền đến bất cứ UBND cấp xã nào để yêu cầu được giải quyết các TTHC (30/06/2025 4:51:54 CH)
  • Hướng dẫn tích hợp thẻ Bảo hiểm y tế vào ví giấy tờ của ứng dụng VNEID (01/07/2025 10:11:11 SA)
  • Bình dân học vụ số - nền tảng cho sự phát triển trong kỷ nguyên số (30/06/2025 7:45:54 SA)
  • Hướng dẫn triển khai Hồ sơ Bệnh án điện tử (25/06/2025 8:47:02 SA)
  • Phân cấp thẩm quyền cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo dịch vụ khám, chữa bệnh (25/06/2025 8:07:23 SA)
  • Chấn chỉnh hoạt động giám định pháp y, pháp y tâm thần (25/06/2025 8:03:11 SA)
  • Sốt xuất huyết đã không còn theo chu kỳ, chuyên gia cảnh báo không thể chủ quan (18/06/2025 7:36:17 SA)
  • Bộ Y tế hướng dẫn chi trả bảo trợ xã hội tháng 7, 8 và 9/2025 (18/06/2025 7:31:45 SA)
  • Vệ sinh môi trường sau bão lũ (13/06/2025 4:06:55 CH)
  • Phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ (13/06/2025 3:58:25 CH)
  • Phòng chống bệnh ngoài da mùa bão lụt (13/06/2025 3:53:46 CH)
  • Phòng chống bệnh về mắt mùa bão lụt (13/06/2025 3:58:49 CH)
  • Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và triển khai mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (12/06/2025 4:58:19 CH)
  • Từ 01/7/2025, các trường hợp được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh BHYT (12/06/2025 4:50:46 CH)
Xem tiếp các tin khác
Các tin khác:
  • Tên gọi của 148 đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Phú Thọ mới (30/06/2025 8:04:37 CH)
  • Người dân có quyền đến bất cứ UBND cấp xã nào để yêu cầu được giải quyết các TTHC (30/06/2025 4:51:54 CH)
  • Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ ký kết hợp tác đào tạo với Trường Đại học Đại Nam (30/06/2025 4:50:09 CH)
  • QUYẾT ĐỊNH V/v cấp, cấp điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược - Đợt 22 - Năm 2025 (30/06/2025 2:13:39 CH)
  • Số: 2685/SYT-NVD V/v công bố danh sách “Người giới thiệu thuốc” (Đợt 06-2025) (30/06/2025 9:58:52 SA)
  • Số: 2658/SYT-NVD V/v thay đổi thông tin thuốc trúng thầu (lần 09). (30/06/2025 9:43:29 SA)
  • Ngành Y tế tỉnh Phú Thọ đảm bảo công tác Y tế phục vụ kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2025 (30/06/2025 7:49:46 SA)
  • Hướng dẫn tích hợp thẻ Bảo hiểm y tế vào ví giấy tờ của ứng dụng VNEID (01/07/2025 10:11:11 SA)
  • Bình dân học vụ số - nền tảng cho sự phát triển trong kỷ nguyên số (30/06/2025 7:45:54 SA)
  • NGƯỜI BỆNH NHỒI MÁU NÃO HỒI PHỤC BÌNH THƯỜNG NHỜ SỬ DỤNG THUỐC TIÊU SỢI HUYẾT TRONG “GIỜ VÀNG” (27/06/2025 3:48:39 CH)
  • Bệnh viện Y dược cổ truyền và Phục hồi chức năng tỉnh: Phục hồi chức năng thành công cho người bệnh liệt nửa người sau vỡ mạch máu não (27/06/2025 3:09:17 CH)
  • Đại hội Chi hội Điều dưỡng Bệnh viện Phổi tỉnh Phú Thọ nhiệm kỳ 2025–2030 (27/06/2025 3:07:33 CH)
  • Người bệnh viêm phổi, hôn mê do xuất huyết cuống đại não hồi phục “thần kỳ” sau 4 tháng điều trị tích cực tại Trung tâm Y tế tuyến huyện (27/06/2025 3:04:23 CH)
  • Cẩn trọng với liệt mặt, méo miệng do dùng điều hòa quá lạnh trong thời tiết nắng nóng (27/06/2025 3:01:54 CH)
  • Hỗ trợ đưa thí sinh vừa mổ ruột thừa đến phòng thi tham dự Kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2025 (27/06/2025 9:10:56 SA)
Loading...
Loading...

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ Y TẾ TỈNH PHÚ THỌ

  • Địa chỉ: Gia Cẩm - Việt Trì - Phú Thọ
  • Tel: (0210) 386 8888
  • Email: soyte@phutho.gov.vn - Website: Https://soyte.phutho.gov.vn
  • Giấy phép số: 10/GP - TTĐT ngày 10/9/2015 của Giám đốc sở TT&TT tỉnh Phú Thọ
Chung nhan Tin Nhiem Mang