.
  •  
Danh mục
Loading...

 

Liên kết

Số lượng truy cập

  • Đang trực tuyến:  
  • Tổng lượt truy cập:
  1. Trang chủ    
  2. Bệnh truyền nhiễm khác

Phòng chống bệnh thủy đậu

Ngày xuất bản : 25/10/2019

Thuỷ đậu còn có tên khác là bệnh trái rạ, là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ nhỏ và người lớn suy giảm miễn dịch. Bệnh thuỷ đậu có tính lây nhiễm cao, bệnh lây lan qua đường hô hấp, tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh, tiếp xúc gián tiếp qua những vật dụng có dính vi rút kể cả trong giai đoạn ủ bệnh khi cơ thể chưa nổi mụn nước.

Đây là một căn bệnh rất thường gặp. Hàng năm, bệnh vẫn thường tạo nên những đợt dịch khiến cho số trẻ nhập viện cao và tỉ lệ biến chứng cũng vì thế trở nên nghiêm trọng hơn. Theo thống kê của Hội Y học Dự phòng, năm 2018, cả nước có tổng cộng hơn 31.000 người mắc bệnh, 2017 là 39.000 ca, tăng 45.9% so với năm 2016 với gần 22.000 ca mắc bệnh. 90% người bệnh bị nhiễm thuỷ đậu là trẻ trong độ tuổi từ 2 - 7 tuổi.

Thời kỳ lây truyền của bệnh là 1 - 2 ngày trước khi phát ban và trong vòng 5 ngày sau khi xuất hiện mụn nước đầu tiên. Bệnh thường kéo dài từ 7 - 10 ngày. Đối với trẻ, mới đầu trẻ có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, 24 - 48h sau bắt đầu sốt. Đến ngày thứ 3 của bệnh bắt đầu xuất hiện phát ban trên da, thường toàn thân, tập trung nhiều ở vùng đầu mặt, mới đầu là mụn rát đỏ, sau vài tiếng đồng hồ nốt nổi phỏng trên da. Trong 24 - 48h những nốt này chuyển thành dạng phỏng nước, căng, thường trong, kích thước 3 - 10mm.


(Ảnh minh họa)

Bệnh Thủy đậu là bệnh lành tính, không có triệu chứng nặng nề ngoài những mụn nước nhưng rất dễ gây nhiễm trùng da nơi mọc mụn nước. Thủy đậu gây nguy hiểm ở phụ nữ mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu, vì có thể làm sẩy thai, trẻ sinh ra bị đục thủy tinh thể. Để phòng ngừa thủy đậu, tốt nhất nên tiêm 2 mũi vắc xin, cách nhau ít nhất 3 tháng. Ngoài ra, các biến chứng nặng như viêm phổi, não, tiểu não... là các biến chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng, thường để lại di chứng sau này. Vì vậy, người dân nên chủ động phòng, chống bệnh thủy đậu để đảm bảo sức khỏe cho chính mình. Khi phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ bệnh cần đến khám ngay tại các cơ sở y tế gần nhất.

Để chủ động phòng tránh bệnh Thủy đậu, Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện một số biện pháp sau:

1. Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh để phòng tránh lây lan.

2. Những trường hợp mắc bệnh Thuỷ đậu cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7 đến 10 ngày từ lúc khi bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây lan cho những người xung quanh.

3. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.

4. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, trường học, vật dụng sinh hoạt bằng các chất sát khuẩn thông thường.

5. Tiêm vắc xin phòng bệnh Thủy đậu cho trẻ em từ 12 tháng tuổi.

Lịch tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu

- Trẻ em từ 12 tháng đến 12 tuổi nên sử dụng 1 liều đơn 0,5ml tiêm dưới da.

- Người lớn và thanh thiếu niên từ 13 tuổi trở lên nên tiêm phòng 2 mũi. Mũi 1 thời điểm tùy chọn, mũi 2 cách mũi 1 khoảng 4 – 8 tuần sau đó.


Đỗ Hằng

Tin liên quan

Xem tiếp các tin khác
Các tin khác:
  • Cách phân loại và xử lý rác thải y tế tại nhà người dân cần biết (02/07/2025 9:19:17 SA)
  • Thông điệp hưởng ứng Ngày Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khoẻ Nhân dân 02/7/2025 (02/07/2025 8:58:49 SA)
  • Ngày hội tuyên truyền, tư vấn, giải đáp chính sách Bảo hiểm Y tế (02/07/2025 8:23:49 SA)
  • INFORGRAPHIC: Những đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ ngày 01/7/2025 (02/07/2025 8:56:28 SA)
  • 14 nội dung trọng tâm của Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực từ 1/7/2025 (01/07/2025 4:05:29 CH)
  • Tên gọi của 148 đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Phú Thọ mới (30/06/2025 8:04:37 CH)
  • Người dân có quyền đến bất cứ UBND cấp xã nào để yêu cầu được giải quyết các TTHC (30/06/2025 4:51:54 CH)
  • Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ ký kết hợp tác đào tạo với Trường Đại học Đại Nam (30/06/2025 4:50:09 CH)
  • QUYẾT ĐỊNH V/v cấp, cấp điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược - Đợt 22 - Năm 2025 (30/06/2025 2:13:39 CH)
  • Số: 2685/SYT-NVD V/v công bố danh sách “Người giới thiệu thuốc” (Đợt 06-2025) (30/06/2025 9:58:52 SA)
  • Số: 2658/SYT-NVD V/v thay đổi thông tin thuốc trúng thầu (lần 09). (30/06/2025 9:43:29 SA)
  • Ngành Y tế tỉnh Phú Thọ đảm bảo công tác Y tế phục vụ kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2025 (30/06/2025 7:49:46 SA)
  • Hướng dẫn tích hợp thẻ Bảo hiểm y tế vào ví giấy tờ của ứng dụng VNEID (01/07/2025 10:11:11 SA)
  • Bình dân học vụ số - nền tảng cho sự phát triển trong kỷ nguyên số (30/06/2025 7:45:54 SA)
  • NGƯỜI BỆNH NHỒI MÁU NÃO HỒI PHỤC BÌNH THƯỜNG NHỜ SỬ DỤNG THUỐC TIÊU SỢI HUYẾT TRONG “GIỜ VÀNG” (27/06/2025 3:48:39 CH)
Loading...
Loading...

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ Y TẾ TỈNH PHÚ THỌ

  • Địa chỉ: Gia Cẩm - Việt Trì - Phú Thọ
  • Tel: (0210) 386 8888
  • Email: soyte@phutho.gov.vn - Website: Https://soyte.phutho.gov.vn
  • Giấy phép số: 10/GP - TTĐT ngày 10/9/2015 của Giám đốc sở TT&TT tỉnh Phú Thọ
Chung nhan Tin Nhiem Mang