.
  •  
Danh mục
Loading...

 

Liên kết

Số lượng truy cập

  • Đang trực tuyến:  
  • Tổng lượt truy cập:
  1. Trang chủ    
  2. HIV/AIDS

Những điều cần biết về dự phòng trước phơi nhiễm HIV

Ngày xuất bản : 06/10/2020

Với nền khoa học hiện đại, con người đã dần kiểm soát được HIV bằng việc sử dụng ARV trong dự phòng HIV như: PEP và TasP. Nhưng vẫn có những hạn chế nhất định trong việc điều trị. Đến nay, PrEP là một biện pháp dự phòng bổ sung đối với những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao mà có hiệu quả đáng kinh ngạc.

PrEP là gì?

PrEP – dự phòng trước phơi nhiễm HIV chính là sử dụng thuốc kháng vi- rút ARV đối với người chưa nhiễm HIV để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm. Thuốc PrEP có hiệu quả rất cao trong phòng lây nhiễm HIV (có thể lên đến 90% nếu tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ). Được Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo nên sử dụng PrEP trong dự phòng lây nhiễm HIV cho những nhóm có nguy cơ cao.
TasP – điều trị để dự phòng, chính là dùng ARV cho người nhiễm với mục đích làm giảm lây nhiễm HIV cho bạn tình. Giảm nguy cơ lây nhiễm cho bạn tình âm tính đến 93% (theo NC HP TN 052 tại Châu Phi). Tuy nhiên biện pháp này sẽ có hiệu quả nhất khi KHÔNG có quan hệ tình dục. Nhưng điều này rất khó kiểm soát nên nó trở thành một vấn đề khó khăn đối với người dùng.

PEP – điều trị dự phòng sau phơi nhiễm, là sử dụng ARV sau khi phơi nhiễm với HIV, phải được sử dụng sau 72h sau khi phơi nhiễm. Dùng ARV sau 4 tuần dừng lại. PEP cũng được chứng minh có hiệu quả trong phơi nhiễm nghề nghiệp (môi trường y tế). Cũng được dùng trong phơi nhiễm qua quan hệ tình dục. Tuy nhiên phương pháp này sẽ phải đảm bảo thời gian cũng như tuân thủ uống theo một cách nghiêm chỉnh.

Thuốc PrEP có an toàn không?

Theo một nghiên cứu về tác dụng phụ trong thử nghiệm lâm sàng IPrEx (mẫu 2,499 người) đã mang lại kết quả chỉ có 19% có triệu chứng nhẹ như buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt…
Nhưng nếu bạn thấy biểu hiện này kéo dài hơn 2 tuần, thì nên thông báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn kịp thời. Cũng theo nghiên cứu trên, những triệu chứng sớm khi sử dụng PrEP rất nhẹ và sẽ hết tối đa trong vòng 2 tuần, hiếm khi phải ngừng sử dụng thuốc.

Viêm gan B có phải là một chống chỉ định sử dụng PrEP không?

Lý do mà PrEP KHÔNG được chỉ định dùng đối với người có viêm gan B vì trong thành phần của thuốc PrEP có TDF (TENOFOVIR DISOPROXIL FUMARATE) là thuốc điều trị hiệu quả và đã được phê duyệt đối với viêm gan B. Nếu sử dụng PrEP một thời gian, sau đó ngừng lại thì có nguy cơ khiến viêm gan B trở nên trầm trọng. Vì thế trước khi được chỉ định dùng PrEP cần xét nghiệm máu để biết có nhiễm vi-rút viêm gan B hay không. Nếu có thì cần khám chuyên khoa để xác định xem bạn có chỉ định điều trị viêm gan B không. Nếu không có chỉ định điều trị viêm gan B, thì có thể sử dụng PrEP theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

PrEP có thể sử dụng trong suốt thời kỳ mang thai và cho con bú

Vậy nên những bà mẹ đang mang thai, cũng đừng lo lắng khi sử dụng PrEP dự phòng trước phơi nhiễm HIV nhé. Để đảm bảo nguy cơ lây nhiễm HIV cho chính mình và cho những bé con thương yêu!

Ngoài ra, tuân thủ dùng thuốc trong PrEP cũng không nghiêm ngặt như khi sử dụng PEP hay TasP. Nếu tuân thủ kém trong điều trị ARV khi đã nhiễm HIV, sẽ dẫn đến nguy cơ cao bị kháng thuốc. Còn đối với PrEP, nếu tuân thủ kém trong giai đoạn có hành vi nguy cơ cao mới có nguy cơ lây nhiễm HIV. Nếu Không có hoặc CÓ NGUY CƠ THẤP thì PrEP vẫn hiệu quả nhưng thời gian đó không được vượt quá 7 ngày. Nếu không sẽ phải làm xét nghiệm và thực hiện tư vấn ngay từ đầu, vì quá 7 ngày, hiệu lực của PrEP không còn.

Những yếu tố trên đã khiến bạn cảm thấy yên tâm hơn nhiều về độ an toàn của PrEP chưa ? Nếu vẫn chưa, bạn có thể tham khảo những người sử dụng PrEP cũng như đến các cơ sở cung cấp PrEP để khám, và tư vấn để yên tâm hơn nữa nhé!

Cục phòng, chống HIV/AIDS

Tin liên quan

  • Tăng cường phòng, chống HIV/AIDS trong bối cảnh đại dịch COVID-19 (07/12/2021 9:40:42 SA)
  • Chiến lược quốc gia chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030 (19/08/2020 11:32:29 SA)
Xem tiếp các tin khác
Các tin khác:
  • CƠ CẤU TỔ CHỨC Y TẾ TỈNH PHÚ THỌ THEO MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG HAI CẤP (04/07/2025 4:40:47 CH)
  • Sở Y tế họp triển khai công tác Dược, An toàn thực phẩm và đánh giá tình hình hoạt động sau hợp nhất Trung tâm Kiểm soát bệnh tật 3 tỉnh (04/07/2025 4:32:36 CH)
  • Số: 08/SYT-NVD V/v tiếp nhận Thông báo đáp ứng thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc (04/07/2025 9:31:43 SA)
  • Người đàn ông hôn mê sau 2 tháng ngã xe: Cảnh báo về chấn thương đầu “tưởng là nhẹ” (04/07/2025 7:53:07 SA)
  • Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn Sở Y tế tỉnh Phú Thọ (04/07/2025 4:44:57 CH)
  • Phẫu thuật kết hợp xương bằng đinh nội tủy thay thế nẹp vít bị gãy sau chấn thương (03/07/2025 9:39:00 SA)
  • Quá trình hình thành Sở Y tế Phú Thọ (04/07/2025 4:36:30 CH)
  • Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng tỉnh Phú Thọ đảm bảo công tác y tế, chăm sóc sức khỏe phục vụ tập luyện và thi đấu của Đội tuyển Bóng đá nữ Quốc gia Việt Nam. (02/07/2025 3:14:03 CH)
  • Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Phú Thọ họp thống nhất phương án vận hành mới sau hợp nhất (02/07/2025 2:38:19 CH)
  • Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống ngay tại Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê - đưa kỹ thuật cao về gần hơn với người dân (02/07/2025 2:27:55 CH)
  • THÔNG BÁO Danh sách đăng ký hành nghề tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ 1.7.2025 (02/07/2025 10:37:43 SA)
  • Cách phân loại và xử lý rác thải y tế tại nhà người dân cần biết (02/07/2025 9:19:17 SA)
  • Thông điệp hưởng ứng Ngày Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khoẻ Nhân dân 02/7/2025 (02/07/2025 8:58:49 SA)
  • INFORGRAPHIC: Những đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ ngày 01/7/2025 (02/07/2025 8:56:28 SA)
  • Ngày hội tuyên truyền, tư vấn, giải đáp chính sách Bảo hiểm Y tế (02/07/2025 2:43:51 CH)
Loading...
Loading...

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ Y TẾ TỈNH PHÚ THỌ

  • Địa chỉ: Gia Cẩm - Việt Trì - Phú Thọ
  • Tel: (0210) 386 8888
  • Email: soyte@phutho.gov.vn - Website: Https://soyte.phutho.gov.vn
  • Giấy phép số: 10/GP - TTĐT ngày 10/9/2015 của Giám đốc sở TT&TT tỉnh Phú Thọ
Chung nhan Tin Nhiem Mang