.
  •  
Danh mục
Loading...

 

Liên kết

Số lượng truy cập

  • Đang trực tuyến:  
  • Tổng lượt truy cập:
  1. Trang chủ    
  2. Phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus 2019-nCoV

Ca mắc COVID-19 tăng vọt, cần củng cố miễn dịch phòng biến thể mới

Ngày xuất bản : 08/07/2022

Biến thể phụ BA.5 khiến nhiều nước tăng số ca COVID-19 và lo ngại làn sóng dịch mới. Việt Nam cũng đã ghi nhận những ca nhiễm BA.5 đầu tiên. Bộ Y tế đang tích cực triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 các mũi nhắc lại 3 và 4.

Biến thể mới lây lan nhanh, gia tăng số ca mắc

Tại Việt Nam, ngày 5/7 ca mắc COVID-19 mới tăng vọt lên 989 ca thêm 304 ca so với ngày trước đó. Ngày 6/7 tiếp tục ghi nhận 913 ca COVID-19 mới. Bộ Y tế cho biết số ca mắc có thể gia tăng trong thời gian tới do sự xuất hiện của biến thể phụ BA.5 của Omicron.

Tại châu Âu, số ca mắc đã tăng gấp 3 lần trong tháng qua, khiến Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo tình hình lây nhiễm COVID-19 tại châu Âu sẽ ở mức cao trong mùa hè này.

Cụ thể, tại Đức, BA.5 đã trở thành biến thể chủ đạo gây ra khoảng 50% số ca mắc mới. Các mô hình dự báo tình hình dịch bệnh tại Anh cũng cho thấy số ca mắc mới tăng khoảng 80% trong 3 tuần gần nhất.

Tại châu Á, Campuchia ghi nhận các ca mắc mới sau 51 ngày liên tục không có ca nào, trong khi Singapore không loại trừ khả năng phải thắt chặt trở lại các biện pháp giãn cách do số ca nhiễm biến thể phụ BA.4 và BA.5 của Omicron gia tăng.

Nhận định về nguy cơ lây lan và diễn biến dịch bệnh, GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho hay, biến thể BA.5 có nguy cơ lấn át biến thể cũ và lây lan nhanh hơn BA.1, BA.2 từ 10-13%. Đồng thời, biến thể mới có khả năng chống lại các miễn dịch nên người đã mắc BA.1, BA.2 vẫn có thể mắc biến thể mới BA.4 và BA.5.

Tiêm vaccine COVID-19 nhắc lại theo khuyến cáo để tăng cường miễn dịch chống lại các biến thể mới của dịch bệnh.

Vaccine COVID-19 vẫn chứng tỏ hiệu quả với các biến thể mới của SARS-CoV-2

GS. Phan Trọng Lân cũng thông tin, theo nghiên cứu, khả năng miễn dịch của cơ thể sau khi tiêm vaccine hay sau khi mắc COVID-19 sẽ giảm dần sau 4 - 6 tháng. Do đó, Bộ Y tế khuyến cáo người dân, đặc biệt là những nhóm có nguy cơ cao, cần tiêm đúng lịch, đủ liều các mũi vaccine COVID-19 nhắc lại theo khuyến cáo để tăng cường miễn dịch chống lại các biến thể mới của dịch bệnh.

GS. Phan Trọng Lân khẳng định: "Vaccine tiếp tục là một yếu tố rất quan trọng. Khi tiêm mũi 3, mũi 4 vaccine COVID-19, chúng ta sẽ củng cố thêm miễn dịch và đặc biệt sẽ phòng được biến thể phụ BA.5. Nếu nhiễm bệnh thì bệnh cũng sẽ nhẹ hơn sau khi tiêm các mũi nhắc lại".

Một chương trình đánh giá dữ liệu mới đây tổng hợp từ 79 nghiên cứu đời thực, cho thấy hai liều tiêm của các loại vaccine phổ biến nhất hiện nay, bao gồm vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca và các loại vaccine theo công nghệ mRNA, đem lại hiệu quả bảo vệ tương đương nhau trong việc ngăn ngừa nhập viện và tử vong do COVID-19.

Cụ thể, dữ liệu được đánh giá chứng tỏ vaccine của AstraZeneca, cũng như các loại vaccine mRNA, có khả năng bảo vệ tương đương nhau trước nguy cơ nhập viện (91,3% – 92,5%) và nguy cơ tử vong (91,4% – 93,3%) bất kể ở độ tuổi nào. Mặc dù những dữ liệu đời thực có sẵn tại thời điểm đánh giá chỉ bao gồm biến thể Delta và các biến thể trước đó, nhưng các số liệu gần đây cũng cho thấy kết quả tương tự đối với những hệ quả nghiêm trọng của COVID-19 do biến thể Omicron gây ra.

Đặc biệt đối với những đối tượng có nguy cơ cao bao gồm nhóm suy giảm miễn dịch, các chuyên gia khuyến cáo bên cạnh miễn dịch chủ động từ vaccine, những người có chỉ định nên bổ sung miễn dịch thụ động từ kháng thể đơn dòng.

TTND.PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bạch Yến - Trưởng khoa Tim mạch BVĐK Tâm Anh Hà Nội, cho biết, những đối tượng có sức đề kháng, khả năng miễn dịch kém là các trường hợp nhiều bệnh nền như ung thư, ghép thận, hoặc phải dùng thuốc ức chế miễn dịch. Dù tiêm vaccine đầy đủ, nhóm dân số này vẫn có khả năng đáp ứng miễn dịch kém hơn ở nhiều khía cạnh so với người bình thường với số lượng kháng thể thấp hơn, khả năng trung hòa của kháng thể yếu hơn, và độ bền miễn dịch của vaccine giảm nhanh hơn.

Bên cạnh việc tiêm vaccine, bổ sung kháng thể đơn dòng sẽ tạo ra thêm một lớp hàng rào để phòng thủ giúp cơ thể chống lại bệnh. Ngoài ra cũng có một tỉ lệ nhất định những người không thể tiêm được vaccine, thì liệu pháp kháng thể đơn dòng là một giải pháp rất quan trọng cho người bệnh.

 Theo SKĐS

Tin liên quan

  • WHO cảnh báo về biến thể COVID-19 mới có khả năng lây lan nhanh (12/06/2025 4:06:02 CH)
  • Điều chỉnh Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B (27/10/2023 8:50:02 CH)
  • Tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Tính đến 18h00 ngày 20/8/2023) (21/08/2023 2:52:48 CH)
  • Tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Tính đến 18h00 ngày 18/8/2023) (21/08/2023 2:51:47 CH)
  • Tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Tính đến 18h00 ngày 17/8/2023) (21/08/2023 2:50:56 CH)
  • Tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Tính đến 18h00 ngày 16/8/2023) (17/08/2023 9:38:36 SA)
  • Tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Tính đến 18h00 ngày 15/8/2023) (17/08/2023 9:36:41 SA)
  • Tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Tính đến 18h00 ngày 12/8/2023) (17/08/2023 8:53:06 SA)
  • Tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Tính đến 18h00 ngày 14/8/2023) (17/08/2023 8:55:30 SA)
  • Tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Tính đến 18h00 ngày 11/8/2023) (11/08/2023 4:47:48 CH)
  • Tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Tính đến 18h00 ngày 09/8/2023) (11/08/2023 4:46:26 CH)
  • Tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Tính đến 18h00 ngày 08/8/2023) (11/08/2023 4:45:03 CH)
  • Tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Tính đến 18h00 ngày 07/8/2023) (11/08/2023 4:43:52 CH)
  • Tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Tính đến 18h00 ngày 04/8/2023) (04/08/2023 4:17:33 CH)
  • Tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Tính đến 18h00 ngày 02/8/2023) (04/08/2023 4:15:31 CH)
Xem tiếp các tin khác
Các tin khác:
  • Cảnh báo tai nạn thương tích ở trẻ nhỏ vào dịp hè (10/07/2025 3:59:00 CH)
  • Bộ trưởng Đào Hồng Lan: Các đơn vị của ngành phải vào cuộc nghiêm túc thực hiện chuyển đổi số y tế (10/07/2025 11:36:16 SA)
  • Tích hợp định danh cá nhân vào đơn thuốc (10/07/2025 11:33:15 SA)
  • CẨN TRỌNG ĐỂ TRÁNH VẮT SỐNG KÝ SINH TRÊN CƠ THỂ (10/07/2025 11:31:36 SA)
  • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ tổ chức họp lấy ý kiến đề xuất về tổ chức các Trạm Y tế xã, phường khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (09/07/2025 11:13:58 SA)
  • Tổn thương nặng vùng da cánh tay do zona thần kinh bội nhiễm (08/07/2025 2:34:02 CH)
  • TRUNG TÂM Y TẾ KHU VỰC LƯƠNG SƠN ĐẨY MẠNH SINH HOẠT CHUYÊN MÔN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHÁM, CHỮA BỆNH (08/07/2025 2:31:24 CH)
  • Dấu hiệu say nắng, say nóng hoặc đột quỵ do nóng, cách xử trí và phòng ngừa (08/07/2025 2:28:07 CH)
  • Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo cài ứng dụng VNeID giả mạo (08/07/2025 2:18:05 CH)
  • Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo cài ứng dụng VNeID giả mạo (08/07/2025 2:18:03 CH)
  • Infographic: Bộ Y tế khuyến cáo Phòng, chống Covid-19 (07/07/2025 4:45:28 CH)
  • Infographic Sốt xuất huyết (07/07/2025 4:43:44 CH)
  • Infographic Bệnh tay chân miệng (07/07/2025 4:39:01 CH)
  • Cấp cứu thành công người bệnh viêm tụy cấp do tăng mỡ máu (07/07/2025 4:27:07 CH)
  • ĐOÀN CÔNG TÁC TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH PHÚ THỌ LÀM VIỆC TẠI CƠ SỞ HÒA BÌNH (07/07/2025 9:48:46 SA)
Loading...
Loading...

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ Y TẾ TỈNH PHÚ THỌ

  • Địa chỉ: Đường Trần Phú - Phường Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ
  • Tel: (0210) 386 8888
  • Email: soyte@phutho.gov.vn - Website: Https://soyte.phutho.gov.vn
  • Giấy phép số: 10/GP-TTĐT ngày 10/9/2015 của Giám đốc Sở TT&TT  tỉnh Phú Thọ
Chung nhan Tin Nhiem Mang