.
  •  
Danh mục
Loading...

 

Liên kết

Số lượng truy cập

  • Đang trực tuyến:  
  • Tổng lượt truy cập:
  1. Trang chủ    
  2. Bệnh dại

Khi nào cần tiêm phòng dại?

Ngày xuất bản : 04/08/2023

Bệnh dại là bệnh nhiễm vi rút cấp tính của hệ thống thần kinh Trung ương từ động vật lây sang người bởi chất tiết, thông thường là nước bọt bị nhiễm vi rút dại. Hầu hết các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại.

Ổ chứa vi rút dại trong thiên nhiên là động vật có vú máu nóng, nhất là ở chó hoang dã như chó sói đồng, chó sói, chó rừng và chó nhà. Ngoài ra, ổ chứa vi rút dại còn ở mèo, chồn, cầy và những động vật có vú khác. Thời gian ủ bệnh thường 2 – 12 tuần, có thể chỉ 10 ngày hoặc dài trên 1 năm hoặc hơn. Thời gian ủ bệnh tuỳ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của vết cắn, vị trí vết cắn càng gần vùng đầu mặt cổ thời gian ủ bệnh càng ngắn.

Người bị bệnh dại có các đặc điểm sau

Giai đoạn tiền triệu chứng: Thường 1- 4 ngày, biểu hiện cảm giác sợ hãi, đau đầu, sốt, mệt mỏi, khó chịu, cảm giác tê và đau tại vết thương nơi vi rút xâm nhập.

Giai đoạn viêm não thường biểu hiện mất ngủ, tăng cảm giác kích thích như: sợ ánh sáng, tiếng động và gió nhẹ. Ngoài ra, còn có rối loạn hệ thần kinh thực vật như giãn đồng tử, tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi, hạ huyết áp, đôi khi có biểu hiện xuất tinh tự nhiên.

Bệnh tiến triển theo hai thể: thể liệt kiểu hướng thượng (hội chứng Landly) và thể cuồng.

Bệnh thường kéo dài từ 2- 6 ngày, đôi khi lâu hơn và chết do liệt cơ hô hấp.

Khi đã lên cơn dại, kể cả động vật và người đều dẫn đến tử vong. Để chủ động phòng chống bệnh dại tiêm vắc xin là biện pháp duy nhất và hiệu quả nhất.

Vậy sau khi bị chó dại cắn bao lâu thì tiêm phòng dại là tốt nhất?

Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng, việc tiêm vắc xin phòng dại sau khi bị chó dại cắn cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Tiêm vắc xin phòng dại trong vòng 6 giờ được xem là tiêm phòng sớm còn tiêm sau 6 giờ được gọi là tiêm phòng muộn. Đây cũng chính là khoảng thời gian tối thiểu để tiêm phòng dại.  Vì vậy khi bị phơi nhiễm với nguy cơ bệnh dại, hãy đến các trung tâm tiêm chủng hoặc cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị dự phòng nếu cần thiết.

Phác đồ tiêm vắc xin phòng dại cho từng bệnh nhân, tiêm dạng huyết thanh kháng dại hay tiêm dạng vắc xin phòng dại sẽ được bác sĩ tư vấn cụ thể dựa trên mức độ tổn thương, vị trí của vết thương và tình trạng súc vật cắn.

Ngoài ra để chủ động phòng, chống bệnh Dại, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

1. Tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y. 

2. Không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm.

3. Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo.

4. Cách ly, theo dõi những con vật mắc và nghi mắc bệnh Dại.

5. Vệ sinh, khử trùng tiêu độc toàn bộ chuồng, cũi, dụng cụ chăn nuôi, vận chuyển, môi trường thức ăn, chất thải, các vật dụng tiếp xúc với con vật mắc bệnh.

6. Tiêm bắt buộc những con chó, mèo trong ổ dịch và các thôn tiếp giáp, tiêu huỷ những con chó mèo nếu không tiêm phòng.

7. Tất cả những người bị chó, mèo cắn, cào, liếm cần:

- Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch - đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh Dại khi bị chó, mèo cắn.

- Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine.

- Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương.

- Đến ngay Trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng Dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh Dại.

- Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh Dại. 

- Theo dõi súc vật cắn trong vòng 10 ngày, nếu súc vật có triệu chứng hoặc lên cơn dại, chết hoặc bị mất tích hay bị giết thịt thì cần thông báo tới bác sĩ để theo dõi tiêm hoặc không tiếp tục tiêm vắc xin.

8. Xử lý môi trường, khử trùng tiêu độc toàn bộ khu vực có người mắc bệnh Dại: Giường, chiếu, chăn màn, quần áo, đồ dùng cá nhân. Nếu người mắc bệnh Dại chết thì áp dụng các biện pháp khử khuẩn môi trường, phòng lây nhiễm trong khi khâm liệm, tốt nhất là nên hoả thiêu để tránh làm lây lan virus Dại ra môi trường.

9. Những người chăm sóc người mắc bệnh Dại nếu nghi bị người bệnh cào cấu, cắn hay bị dây vào nước bọt của người bệnh Dại cần được tiêm phòng vắc xin Dại cùng với huyết thanh kháng Dại càng sớm càng tốt./.

Đỗ Hằng

Tin liên quan

  • Thông tin báo chí: Về tình hình bệnh dại trên người (21/03/2024 8:12:38 CH)
  • Sử dụng vắc xin kịp thời là biện pháp hiệu quả để phòng, chống bệnh Dại (21/03/2024 8:07:55 CH)
  • Bệnh dại và những điều cần biết (14/03/2024 8:53:37 SA)
  • Bệnh dại và cách phòng tránh (01/03/2021 4:15:03 CH)
Xem tiếp các tin khác
Các tin khác:
  • Đoàn công tác Trung tâm Y khu vực Tam Đảo thăm và làm việc tại Trung tâm Y tế khu vực Cẩm Khê (16/07/2025 3:09:47 CH)
  • Hậu quả khó lường vì tự ý đắp thuốc nam trị khối u bụng (16/07/2025 3:07:22 CH)
  • Cứu sống sản phụ mang thai lần 4 mắc rau tiền đạo trung tâm, rau cài răng lược xuyên qua cơ tử cung và thành bàng quang cực nguy hiểm (16/07/2025 3:04:12 CH)
  • Khuyến cáo phòng, chống một số bệnh thường gặp trong lụt bão, mưa lũ (16/07/2025 2:58:51 CH)
  • Chuyển đổi số từ cơ sở - Chìa khóa vận hành hiệu quả mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (16/07/2025 12:42:03 CH)
  • QUYẾT ĐỊNH Về việc thu hồi số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩmCông ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất & Thương mại Athena Việt Nam (16/07/2025 9:52:58 SA)
  • QUYẾT ĐỊNH Về việc cấp Chứng chỉ hành nghề dược 15.7.2025 (16/07/2025 9:47:33 SA)
  • KỸ NĂNG THOÁT HIỂM KHI BỊ DÒNG CHẢY CUỐN TRÔI XA BỜ (15/07/2025 4:43:44 CH)
  • KỸ NĂNG THOÁT HIỂM KHI GẶP VÙNG NƯỚC XOÁY (15/07/2025 4:41:45 CH)
  • KỸ NĂNG XỬ LÝ KHI BỊ CHUỘT RÚT (15/07/2025 4:37:58 CH)
  • Thông điệp phòng, chống đuối nước (15/07/2025 4:34:51 CH)
  • Poster Đừng để con trẻ đuối nước (15/07/2025 4:29:19 CH)
  • Tờ rơi Kiến thức, kỹ năng dành cho gia đình về phòng chống đuối nước trẻ em dưới 5 tuổi (15/07/2025 4:28:22 CH)
  • Tờ rơi Các giải pháp hiệu quả phòng chống đuối nước (15/07/2025 4:25:26 CH)
  • Tờ rơi Hướng dẫn kỹ năng cứu đuối an toàn (15/07/2025 4:23:59 CH)
Loading...
Loading...

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ Y TẾ TỈNH PHÚ THỌ

  • Địa chỉ: Đường Trần Phú - Phường Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ
  • Tel: (0210) 386 8888
  • Email: soyte@phutho.gov.vn - Website: Https://soyte.phutho.gov.vn
  • Giấy phép số: 10/GP-TTĐT ngày 10/9/2015 của Giám đốc Sở TT&TT  tỉnh Phú Thọ
Chung nhan Tin Nhiem Mang