.
  •  
Danh mục
Loading...

 

Liên kết

Số lượng truy cập

  • Đang trực tuyến:  
  • Tổng lượt truy cập:
  1. Trang chủ    
  2. Bệnh truyền nhiễm

BIỂU HIỆN VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH CÚM A/H5 Ở NGƯỜI

Ngày xuất bản : 05/04/2024

Cúm A/H5 là bệnh lý truyền nhiễm cấp tính có diễn biến nguy hiểm ở người và động vật. Cúm A/H5 có mức độ nguy hiểm cao hơn so với những chủng cúm mùa thông thường. Người bệnh cúm A/H5 có thể gặp biến chứng nghiêm trọng, tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt là ở những đối tượng nguy cơ cao.

Trong các loại cúm A/H5, cúm A(H5N1) là phân nhóm cúm gia cầm có khả năng xâm nhiễm và tự biến đổi (hoặc tái tổ hợp) rất cao, liên tục tạo ra biến đổi gen lây từ người sang người. Đặc biệt, virus A(H5N1) có thể kết hợp với virus cúm ở người tạo ra một loại virus mới có đầy đủ tính năng của 2 loại virus cũ, dễ dàng tạo ra dịch cúm mới ở người với tỷ lệ biến chứng nặng, nguy cơ tử vong cao.

Người nhiễm virus cúm A/H5 chủ yếu thông qua việc tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với gia cầm mắc bệnh

Như trường hợp tử vong do mắc cúm A(H5N1) tại Khánh Hòa cuối tháng 3 vừa qua. Đây là trường hợp mắc cúm A(H5N1) thứ 2 kể từ năm 2014 sau nhiều năm không ghi nhận trường hợp mắc bệnh trên người tại Việt Nam. Trước đó, vào tháng 10/2022, tại Phú Thọ đã ghi nhận 1 trường hợp mắc cúm A(H5N1) trên người. Tích lũy từ 2003 đến nay, cả nước ghi nhận 128 người nhiễm cúm A(H5N1), trong đó có 65 người tử vong (50,8%).

Có nhiều nguyên nhân gây nhiễm bệnh cúm A/H5. Người bệnh nhiễm virus cúm A/H5 chủ yếu thông qua việc tiếp xúc trực tiếp/gián tiếp với động vật mắc bệnh như: Sống gần những trang trại gia cầm và lợn; Mua, bán thực phẩm từ các chợ trời, nơi bán trứng, gia cầm không đảm bảo kiểm dịch, điều kiện an toàn vệ sinh; ăn trứng và thịt gia cầm chưa được chế biến chín.

Nguy cơ nhiễm virus A/H5 cao hơn khi một người tiếp xúc trực tiếp với gia cầm mắc bệnh hoặc những bề mặt bị ô nhiễm nước bọt, lông, phân gia cầm. Tuy nhiên, hiếm khi dịch cúm gia cầm lây truyền từ người sang người. Nguy cơ này chỉ có thể xảy ra trong những trường hợp tiếp xúc đặc biệt gần gũi với người bệnh, ví dụ như mẹ chăm sóc trẻ nhiễm bệnh và bị lây.

Đối tượng nào cũng có thể mắc cúm A, tuy nhiên một số trường hợp sau cần chú ý có nguy cơ mắc cao và diễn tiến nặng hơn: Trẻ em < 5 tuổi, trong đó trẻ em < 2 tuổi có nguy cơ nhiễm cao nhất; người trên 65 tuổi, những người có bệnh mãn tính tiểu đường, tim phổi, suy thận, suy gan và suy giảm miễn dịch; phụ nữ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng giữa hoặc cuối thai kỳ; người làm việc ở môi trường đông người như trường học, bệnh viện, công sở có nguy cơ nhiễm bệnh cao; người bệnh suy giảm khả năng nhận thức, rối loạn thần kinh, động kinh,…

Dấu hiệu nhận biết cúm A/H5 ở người

Virus cúm A/H5 khi tấn công vào cơ thể người sẽ xâm nhập vào tế bào chủ sau đó nhanh chóng lan ra khắp cơ thể gây suy giảm hệ thống miễn dịch. Người bệnh cúm A/H5 thường có các triệu chứng tương tự với khi nhiễm cúm thông thường và kèm theo một vài dấu hiệu nguy hiểm hơn. Những triệu chứng nhận biết cúm A/H5 ở người thường bắt đầu trong khoảng 2 – 5 ngày kể từ lúc bị virus xâm nhập, gồm có:

– Sốt cao trên 38℃ (diễn ra đột ngột).

– Đau đầu, rét run.

– Tim đập nhanh, cảm thấy khó thở, bị đau ngực.

– Ho, đau họng, thường ho có đờm, ho khan.

– Mệt mỏi rã rời, đau nhức cơ.

– Các triệu chứng cúm A/H5 diễn ra nặng hơn chỉ sau nửa ngày. Lúc này, người bệnh có thể bị suy hô hấp cấp với các triệu chứng như thở nhanh, khó thở, tím tái da, thậm chí cảm thấy đau toàn thân, mê man.

Để chủ động phòng, chống dịch cúm A/H5 lây từ gia cầm sang người, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

– Không giết mổ, sử dụng gia cầm ốm/chết chưa rõ nguyên nhân.

– Không buôn bán, dùng trứng, thịt và sản phẩm gia cầm chưa rõ nguồn gốc.

– Không ăn tiết canh, trứng, thịt gia cầm chưa được chế biến kỹ lưỡng.

– Khi phát hiện có gia cầm bị ốm/chết bất thường phải báo kịp thời cho chính quyền địa phương.

– Tiêm vắc xin cúm đầy đủ, đúng lịch, nhất là các đối tượng có nguy cơ nhiễm cúm cao cần được tiêm phòng trước mùa dịch.

– Nếu xuất hiện những triệu chứng cúm có liên quan đến việc tiếp xúc với gia cầm, người bệnh cần đến cơ sở y tế thăm khám, chữa trị./.

Đỗ Hằng tổng hợp

Tin liên quan

  • SỞI - NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT (21/03/2025 10:00:40 CH)
  • Tiêm vắc xin sởi – biện pháp phòng bệnh sởi hiệu quả và an toàn (21/03/2025 9:51:14 CH)
  • Infographic: Khuyến cáo phòng bệnh sởi (17/03/2025 1:52:01 CH)
  • Bài phát thanh Bệnh sởi và cách phòng tránh (17/03/2025 3:52:36 CH)
  • NHỮNG DẤU HIỆU BỆNH TIÊU CHẢY CẤP DO VI-RÚT ROTA CHA MẸ CẦN LƯU Ý (10/03/2025 8:23:49 SA)
  • Infographic: Khuyến cáo về bệnh viêm màng não do não mô cầu (11/07/2024 7:06:53 CH)
  • Infographic: WHO cảnh báo mối đe doạ của Sốt xuất huyết (11/06/2024 4:42:49 CH)
  • Chủ động ngăn chặn bệnh cúm gia cầm xâm nhập vào Việt Nam, lây nhiễm sang người (21/12/2023 10:42:53 SA)
  • BỘ Y TẾ KHUYẾN CÁO 5 BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG HÔ HẤP (19/12/2023 2:54:43 CH)
  • CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ (09/11/2023 4:09:57 CH)
  • Infographic: Bệnh thuỷ đậu và những điều cần biết (02/08/2023 2:29:03 CH)
  • Infographic: Thông tin về bệnh Mác-bớc (01/04/2023 9:08:48 SA)
  • Sở Y tế yêu cầu các đơn vị y tế trên địa bàn chủ động giám sát phòng, chống dịch bệnh Mác-bớc (30/03/2023 10:24:19 SA)
  • Bộ NN&PTNT ra công điện khẩn chống cúm gia cầm lây sang người (25/10/2022 9:29:06 SA)
Xem tiếp các tin khác
Các tin khác:
  • Tên gọi của 148 đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Phú Thọ mới (30/06/2025 8:04:37 CH)
  • Người dân có quyền đến bất cứ UBND cấp xã nào để yêu cầu được giải quyết các TTHC (30/06/2025 4:51:54 CH)
  • Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ ký kết hợp tác đào tạo với Trường Đại học Đại Nam (30/06/2025 4:50:09 CH)
  • QUYẾT ĐỊNH V/v cấp, cấp điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược - Đợt 22 - Năm 2025 (30/06/2025 2:13:39 CH)
  • Số: 2685/SYT-NVD V/v công bố danh sách “Người giới thiệu thuốc” (Đợt 06-2025) (30/06/2025 9:58:52 SA)
  • Số: 2658/SYT-NVD V/v thay đổi thông tin thuốc trúng thầu (lần 09). (30/06/2025 9:43:29 SA)
  • Ngành Y tế tỉnh Phú Thọ đảm bảo công tác Y tế phục vụ kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2025 (30/06/2025 7:49:46 SA)
  • Hướng dẫn tích hợp thẻ Bảo hiểm y tế vào ví giấy tờ của ứng dụng VNEID (01/07/2025 10:11:11 SA)
  • Bình dân học vụ số - nền tảng cho sự phát triển trong kỷ nguyên số (30/06/2025 7:45:54 SA)
  • NGƯỜI BỆNH NHỒI MÁU NÃO HỒI PHỤC BÌNH THƯỜNG NHỜ SỬ DỤNG THUỐC TIÊU SỢI HUYẾT TRONG “GIỜ VÀNG” (27/06/2025 3:48:39 CH)
  • Bệnh viện Y dược cổ truyền và Phục hồi chức năng tỉnh: Phục hồi chức năng thành công cho người bệnh liệt nửa người sau vỡ mạch máu não (27/06/2025 3:09:17 CH)
  • Đại hội Chi hội Điều dưỡng Bệnh viện Phổi tỉnh Phú Thọ nhiệm kỳ 2025–2030 (27/06/2025 3:07:33 CH)
  • Người bệnh viêm phổi, hôn mê do xuất huyết cuống đại não hồi phục “thần kỳ” sau 4 tháng điều trị tích cực tại Trung tâm Y tế tuyến huyện (27/06/2025 3:04:23 CH)
  • Cẩn trọng với liệt mặt, méo miệng do dùng điều hòa quá lạnh trong thời tiết nắng nóng (27/06/2025 3:01:54 CH)
  • Hỗ trợ đưa thí sinh vừa mổ ruột thừa đến phòng thi tham dự Kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2025 (27/06/2025 9:10:56 SA)
Loading...
Loading...

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ Y TẾ TỈNH PHÚ THỌ

  • Địa chỉ: Gia Cẩm - Việt Trì - Phú Thọ
  • Tel: (0210) 386 8888
  • Email: soyte@phutho.gov.vn - Website: Https://soyte.phutho.gov.vn
  • Giấy phép số: 10/GP - TTĐT ngày 10/9/2015 của Giám đốc sở TT&TT tỉnh Phú Thọ
Chung nhan Tin Nhiem Mang