.
  •  
Danh mục
Loading...

 

Liên kết

Số lượng truy cập

  • Đang trực tuyến:  
  • Tổng lượt truy cập:
  1. Trang chủ    
  2. Tin khác

Các biện pháp phòng ngừa biến chứng của bệnh đái tháo đường

Ngày xuất bản : 15/11/2019

Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát người bệnh thường đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và khát nước nhiều.

      Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, số người mắc bệnh đái tháo đường chỉ riêng khu vực Tây Thái Bình Dương có thể sẽ tăng từ 138 triệu người năm 2014 lên 202 triệu người vào năm 2035 nếu không có biện pháp ngăn chặn quyết liệt. Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước hiện có 3,5 triệu người (độ tuổi từ 20-79) mắc bệnh đái tháo đường nhưng có tới hơn 60% không biết mình bị bệnh. 85% chỉ phát hiện ra bệnh khi đã có biến chứng nguy hiểm như: tim mạch, suy thận, thần kinh, biến chứng bàn chân đái tháo đường.... Đặc biệt, bệnh đái tháo đường type 2 trước đây chỉ xảy ra ở người lớn, nhưng thời gian gần đây, bệnh đã được phát hiện ở trẻ em.

       Bệnh đái tháo đường có thể tiếp diễn trong nhiều năm, chẩn đoán không ra cho đến khi có biến chứng. WHO khuyến cáo, bệnh đái tháo đường là “kẻ giết người” thầm lặng vì diễn biến âm thầm của bệnh làm cho người bệnh dễ nảy sinh tâm lý chủ quan. Tuy nhiên, khi bệnh chuyển nặng có thể gây nên các biến chứng đe dọa tính mạng, làm suy yếu sức khỏe, giảm chất lượng cuộc sống, giảm tuổi thọ.

        Một số biến chứng thường gặp của bệnh đái tháo đường

        Biến chứng mắt: Đường huyết cao khiến hệ thống mao mạch ở đáy mắt bị tổn thương dẫn tới thị lực có thể bị suy giảm hoặc có thể dẫn đến mù lòa. Ngoài ra, những biến chứng về mắt như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp... cũng có thể xảy ra.

       Biến chứng về tim mạch:Tăng mỡ máu, cao huyết áp, xơ động mạch ngoại vi gây tắc mạch là một số biến chứnghay gặp của người bệnh đái tháo đường.

        Biến chứng về thần kinhlà biến chứng thường xuất hiện sớm nhất và thường xuyên của đái tháo đường. Bao gồm các cảm giác đau, tê, nóng ở chân, nhịp tim và nhịp thở bất ổn định, hay tiết mồ hôi...

       Biến chứng về thận: Đường trong máu cao gây tổn thương đến vi mạch máu trong thận, từ đó suy giảm chức năng lọc của thận, thậm chí suy thận.

        Biến chứng nhiễm trùng: Đường trong máu cao là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, gây nên nhiễm trùng ở nhiều vùng trên cơ thể.

       Với người bệnh đái tháo đường cách phòng tránh các biến chứng của bệnh hiệu quả nhất là kiểm soát tốt đường huyết. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), không có một mẫu số chung về ngưỡng đường huyết an toàn cho tất cả người bệnh. Tốt nhất, đường huyết nên đạt được trong khoảng:

HbA1c < 7%

        Đường huyết khi đói 3.9 – 7.2mmol/l (70 – 130mg/dl)

        Đường huyết trước ăn < 7.2mmol/l

        Đường huyết sau ăn 2h cao nhất nên < 10mmol/l (180mg/dl)

 
 Ảnh minh họa

        Một số biện pháp kiểm soát đường huyết giúp phòng tránh các biến chứng của bệnh đái tháo đường:

        Tuân thủ sử dụng thuốc điều trị: Tất cả người bệnh đái tháo đường cần dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ, đảm bảo đúng về liều lượng và thời gian.

      Chế độ ăn có kiểm soát:Người bệnh tiểu đường nên ăn giảm tinh bột, đường có trong gạo trắng, lúa mì, khoai tây, các loại đường mía, đường sữa… Ăn hạn chế muối, chất béo xấu (mỡ động vật, chất béo trong thực phẩm chế biến sẵn), chất đạm từ các loại thịt đỏ, trứng, sữa. Ưu tiên thực phẩm có nhiều chất xơ hòa tan (các loại rau củ có độ nhớt khi chế biến), sử dụng dưới dạng hấp, luộc thay vì chiên, rán nhiều lần. Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, xen lẫn các bữa phụ là hoa quả không làm tăng đường huyết như xoài, bưởi, cam, thanh long, dâu tây…

        Tăng cường luyện tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên đã được chứng minh có khả năng làm giảm đường huyết hiệu quả, nhờ giảm đề kháng insulin. Bên cạnh đó, việc tập luyện hợp lý cũng có thể khiến người bệnh đái tháo đường kiểm soát được cân nặng, làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng trên tim, thần kinh…

       Hạn chế hoặc ngưng uống rượu: Sử dụng một lượng rượu nho vừa phải, có thể giúp phấn chấn tinh thần, đồng thời tốt cho tim mạch. Nhưng rượu nếu sử dụng nhiều, có thể khiến đường huyết tăng vọt. Mặt khác, rượu rất dễ gây tương tác với rất nhiều loại thuốc hạ đường huyết, thuốc tim mạch, hạ mỡ máu… làm giảm tác dụng của thuốc. Chính vì những lý do này mà tốt nhất người bệnh tiểu đường nên giảm, hoặc ngưng sử dụng rượu.

         Định kỳ 2 – 3 tháng/lần nên đến bệnh viện kiểm tra lại đường huyết, HbA1c để đánh giá sơ bộ kết quả điều trị./.

                                                                                     Đỗ Hằng


Tin liên quan

  • Các chất độc hại trong thuốc lá điện tử nguy hiểm như thế nào? (24/07/2025 10:57:50 SA)
  • KHUYẾN CÁO PHÒNG, CHỐNG BỆNH THƯƠNG HÀN (23/07/2025 3:59:36 CH)
  • Bảo đảm an toàn thực phẩm mùa mưa bão (23/07/2025 8:19:14 SA)
  • Khuyến cáo An toàn thực phẩm trong mùa bão, lũ (23/07/2025 4:00:26 CH)
  • Cách dự trữ thực phẩm khi mưa bão (23/07/2025 4:00:40 CH)
  • INFOGRAPHIC: Một số nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm sau lũ lụt (23/07/2025 4:00:54 CH)
  • KHUYẾN CÁO: KỸ NĂNG AN TOÀN KHI BÃO SỐ 3 ĐỔ BỘ (23/07/2025 4:01:16 CH)
  • ĐỀ ÁN 06: 10 kết quả nổi bật và 5 nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng tới (21/07/2025 5:15:15 CH)
  • Hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão (23/07/2025 4:01:27 CH)
  • Hơn 45,2 nghìn lượt học trên nền tảng "Bình dân học vụ số" (18/07/2025 4:46:08 CH)
  • Khuyến cáo phòng, chống một số bệnh thường gặp trong lụt bão, mưa lũ (16/07/2025 2:58:51 CH)
  • Chuyển đổi số từ cơ sở - Chìa khóa vận hành hiệu quả mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (16/07/2025 12:42:03 CH)
  • KỸ NĂNG THOÁT HIỂM KHI BỊ DÒNG CHẢY CUỐN TRÔI XA BỜ (15/07/2025 4:43:44 CH)
  • KỸ NĂNG THOÁT HIỂM KHI GẶP VÙNG NƯỚC XOÁY (15/07/2025 4:41:45 CH)
  • KỸ NĂNG XỬ LÝ KHI BỊ CHUỘT RÚT (15/07/2025 4:37:58 CH)
Xem tiếp các tin khác
Các tin khác:
  • Tạm biệt “ức gà”, bé trai 12 tuổi thay đổi ngoạn mục sau ca phẫu thuật chỉnh hình xương ức tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Phú Thọ (24/07/2025 3:24:50 CH)
  • Các chất độc hại trong thuốc lá điện tử nguy hiểm như thế nào? (24/07/2025 10:57:50 SA)
  • Trung tâm Y tế khu vực Tân Sơn cấp cứu kịp thời, giành lại sự sống cho người bệnh suy hô hấp do hen phế quản (24/07/2025 8:37:42 SA)
  • "Chạy đua thời gian" cấp cứu sản phụ băng huyết ở tuần thai 35 (24/07/2025 8:36:10 SA)
  • Trung tâm Y tế khu vực Tam Nông cấp cứu thành công người bệnh tràn dịch màng ngoài tim, viêm phổi nặng trên nền ung thư phổi (23/07/2025 4:15:23 CH)
  • KHUYẾN CÁO PHÒNG, CHỐNG BỆNH THƯƠNG HÀN (23/07/2025 3:59:36 CH)
  • Trung tâm Y tế khu vực Yên Lập sẵn sàng ứng phó Bão số 3 (WIPHA) (23/07/2025 8:21:23 SA)
  • Bảo đảm an toàn thực phẩm mùa mưa bão (23/07/2025 8:19:14 SA)
  • Khuyến cáo An toàn thực phẩm trong mùa bão, lũ (23/07/2025 4:00:26 CH)
  • Cách dự trữ thực phẩm khi mưa bão (23/07/2025 4:00:40 CH)
  • THÔNG BÁO Đăng tải Danh sách đăng ký hành nghề của Trung tâm Y tế khu vực Tân Lạc trên Trang thông tin điện tử Sở Y tế tỉnh Phú Thọ (22/07/2025 4:40:25 CH)
  • THÔNG BÁO Danh sách đăng ký hành nghề tại Trung tâm Y tế khu vực Yên Lập 21.7 (22/07/2025 4:38:29 CH)
  • SỞ Y TẾ KIỂM TRA, GIÁM SÁT CÔNG TÁC CHUYỂN ĐỔI SỐ (22/07/2025 4:36:49 CH)
  • THÔNG BÁO Đăng tải văn bản báo cáo kèm danh sách người hành nghề không còn làm việc tại cơ sở và Danh sách đăng ký người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đã thay đổi của phòng khám đa khoa tư nhân Hòa Bình 18.7 (22/07/2025 8:24:36 SA)
  • THÔNG BÁO Danh sách đăng ký hành nghề tại Trung tâm Y tế khu vực Yên Lập 21.7 (22/07/2025 8:23:09 SA)
Loading...
Loading...

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ Y TẾ TỈNH PHÚ THỌ

  • Địa chỉ: Đường Trần Phú - Phường Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ
  • Tel: (0210) 386 8888
  • Email: soyte@phutho.gov.vn - Website: Https://soyte.phutho.gov.vn
  • Giấy phép số: 10/GP-TTĐT ngày 10/9/2015 của Giám đốc Sở TT&TT  tỉnh Phú Thọ
Chung nhan Tin Nhiem Mang