.
  •  
Danh mục
Loading...

 

Liên kết

Số lượng truy cập

  • Đang trực tuyến:  
  • Tổng lượt truy cập:
  1. Trang chủ    
  2. Tim mạch

Giảm muối trong khẩu phần ăn để phòng, chống tăng huyết áp, bệnh tim mạch và các bệnh tật khác

Ngày xuất bản : 04/08/2020

Theo số liệu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong những năm gần đây, mức tiêu thụ muối trung bình của mỗi người trưởng thành ở nước ta đều gấp 2 lần so với ngưỡng khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Đây cũng chính là căn nguyên của sự gia tăng các bệnh không lây nhiễm như béo phì, tăng huyết áp, tim mạch...

Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo: Một người trưởng thành chỉ nên dùng  không quá một thìa cà phê muối tương đương 5g/ngày, trẻ nhỏ dưới một tuổi dưới 1,5g và trẻ sơ sinh là dưới 0,3g muối/ngày. Trong khẩu phần ăn hằng ngày, lượng muối có từ hai nguồn: từ tự nhiên có trong thực phẩm và chủ yếu từ việc bổ sung thêm muối cùng các gia vị mặn khi chế biến, chấm thức ăn. Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, 81% lượng muối tiêu thụ hằng ngày tại nước ta chủ yếu là từ muối và các gia vị trong quá trình chế biến, nấu nướng và khi ăn, 11% muối từ thực phẩm chế biến sẵn, trong thực phẩm tự nhiên chỉ chiếm 7%. Bột canh và nước mắm là nguồn chính cung cấp muối hàng ngày, cùng với mì chính và muối tinh.

Ăn quá 5g muối mỗi ngày sẽ làm tăng trương lực thành mạch, ứ nước trong tế bào, tăng sức cản ngoại vi gây tăng huyết áp. Trong thực tế, mức tiêu thụ muối trung bình của người Việt Nam là 9,4g/ngày, trong khi Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo chỉ nên sử dụng 5g/ngày. Ăn nhiều muối là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đồng thời tăng nguy cơ suy thận, loãng xương và ung thư đường tiêu hóa, đặc biệt là ung thư dạ dày.

Tăng huyết áp là nguy cơ hàng đầu gây ra biến cố và tử vong do các bệnh tim mạch. Việt Nam hiện có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp, tức là cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người mắc. Tăng huyết áp là nguyên nhân chủ yếu gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận làm cho hàng trăm ngàn người bị liệt, tàn phế hoặc mất sức lao động mỗi năm. Các bệnh tim mạch này đang là nguyên nhân tử vong số một tại Việt Nam, chiếm tới 31% tổng số ca tử vong toàn quốc. Số liệu cũng cho thấy trên thế giới đa số những người tử vong do bệnh dịch COVID-19 đều có bệnh nền như tăng huyết áp, bệnh tim mạch hoặc các bệnh mạn tính khác. Đặc biệt, trong 12 triệu người mắc tăng huyết áp ở cộng đồng thì có tới gần 60% chưa được phát hiện và trên 80% chưa được quản lý điều trị theo quy định.

Thực hiện lối sống lành mạnh: Không hút thuốc lá, không uống rượu/bia, hoạt động thể lực hợp lý là biện pháp chính để phòng ngừa cũng như hỗ trợ điều trị tăng huyết áp. Đặc biệt, cần thực hiện chế độ ăn hạn chế muối ngay từ khi còn trẻ để phòng ngừa tăng huyết áp. Tổ chức Y tế Thế giới cũng khuyến cáo, hạn chế lượng muối đưa vào cơ thể giúp người tăng huyết áp kiểm soát huyết áp tốt hơn.

Một số cách để giảm lượng muối ăn đưa vào cơ thể: Giảm dần gia vị khi nấu ăn như lựa chọn thực phẩm, khi đó có thể dùng các loại gia vị khác như vị chua, cay, hoặc các loại rau thơm để phối hợp chế biến, tăng vị ngon của thực phẩm; hạn chế ăn những thực phẩm chế biến sẵn như giò, chả, xúc xích, mì tôm, thịt hộp, dưa, cà... vì những thực phẩm này đã sử dụng nhiều muối trong quá trình chế biến; hạn chế dùng gia vị có muối khi chấm trực tiếp trên bàn ăn như nước mắm, các loại mắm tôm, tép, tương cà chua, hoặc các loại nước sốt pha sẵn, tất cả các loại đó đều có chứa muối, vì vậy cần nếm trước, hoặc xem lượng muối trên nhãn mác thực phẩm khi sử dụng. Ngoài ra, khi đi ăn ở các quán ăn, nhà hàng, luôn nhớ kiểm soát lượng muối, vì thường dân ta vẫn có thói quen ăn mặn, nên các quán ăn thường nấu hơi đậm, do vậy, lượng muối ăn vào sẽ cao./.

Hoàng Nga

Tin liên quan

  • Cách đơn giản giúp phòng ngừa bệnh tim mạch (25/01/2021 2:37:08 CH)
  • Đề phòng đột tử do truỵ tim (30/12/2020 1:53:32 CH)
  • Cấp cứu đột quỵ: Sự sống tính trong từng phút giây (10/12/2020 4:37:26 CH)
  • Cách bảo vệ tim mạch trong thời tiết lạnh (02/12/2020 2:55:28 CH)
  • Gia tăng đột quỵ ở người trẻ, bác sĩ Bệnh viện Việt Đức cảnh báo gì? (26/11/2020 4:11:10 CH)
Xem tiếp các tin khác
Các tin khác:
  • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ tổ chức họp lấy ý kiến đề xuất về tổ chức các Trạm Y tế xã, phường khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (09/07/2025 11:13:58 SA)
  • Tổn thương nặng vùng da cánh tay do zona thần kinh bội nhiễm (08/07/2025 2:34:02 CH)
  • TRUNG TÂM Y TẾ KHU VỰC LƯƠNG SƠN ĐẨY MẠNH SINH HOẠT CHUYÊN MÔN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHÁM, CHỮA BỆNH (08/07/2025 2:31:24 CH)
  • Dấu hiệu say nắng, say nóng hoặc đột quỵ do nóng, cách xử trí và phòng ngừa (08/07/2025 2:28:07 CH)
  • Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo cài ứng dụng VNeID giả mạo (08/07/2025 2:18:05 CH)
  • Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo cài ứng dụng VNeID giả mạo (08/07/2025 2:18:03 CH)
  • Infographic: Bộ Y tế khuyến cáo Phòng, chống Covid-19 (07/07/2025 4:45:28 CH)
  • Infographic Sốt xuất huyết (07/07/2025 4:43:44 CH)
  • Infographic Bệnh tay chân miệng (07/07/2025 4:39:01 CH)
  • Cấp cứu thành công người bệnh viêm tụy cấp do tăng mỡ máu (07/07/2025 4:27:07 CH)
  • ĐOÀN CÔNG TÁC TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH PHÚ THỌ LÀM VIỆC TẠI CƠ SỞ HÒA BÌNH (07/07/2025 9:48:46 SA)
  • CƠ CẤU TỔ CHỨC Y TẾ TỈNH PHÚ THỌ THEO MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG HAI CẤP (04/07/2025 4:40:47 CH)
  • Sở Y tế họp triển khai công tác Dược, An toàn thực phẩm và đánh giá tình hình hoạt động sau hợp nhất Trung tâm Kiểm soát bệnh tật 3 tỉnh (04/07/2025 4:32:36 CH)
  • Số: 08/SYT-NVD V/v tiếp nhận Thông báo đáp ứng thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc (04/07/2025 9:31:43 SA)
  • Người đàn ông hôn mê sau 2 tháng ngã xe: Cảnh báo về chấn thương đầu “tưởng là nhẹ” (04/07/2025 7:53:07 SA)
Loading...
Loading...

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ Y TẾ TỈNH PHÚ THỌ

  • Địa chỉ: Đường Trần Phú - Phường Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ
  • Tel: (0210) 386 8888
  • Email: soyte@phutho.gov.vn - Website: Https://soyte.phutho.gov.vn
  • Giấy phép số: 10/GP-TTĐT ngày 10/9/2015 của Giám đốc Sở TT&TT  tỉnh Phú Thọ
Chung nhan Tin Nhiem Mang