.
  •  
Danh mục
Loading...

 

Liên kết

Số lượng truy cập

  • Đang trực tuyến:  
  • Tổng lượt truy cập:
  1. Trang chủ    
  2. Tin hoạt động

Sức mạnh của PrEP trong điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV

Ngày xuất bản : 06/10/2020

Theo ước tính, Việt Nam hiện có khoảng 250.000 người nhiễm HIV còn sống nhưng chỉ có 210.000 người biết được tình trạng nhiễm HIV của mình. HIV luôn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng khi vẫn còn nhiều người chưa được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, việc triển khai điều trị PrEP chính là một trong những“vũ khí” tối ưu góp phần hạn chế HIV lây lan. Độc giả tham khảo các thông tin sau để dự phòng lây nhiễm HIV cho bản thân mình.

PrEP là gì? Những đối tượng nào cần điều trị PrEP?

PrEP – là viết tắt của từ tiếng Anh (Pre-Exposure Prophylaxis), có nghĩa là dự phòng trước phơi nhiễm HIV, và điều trị PrEPlà sử dụng thuốc kháng virút (ARV) đối với người chưa nhiễm HIV để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm.

Đối tượng sử dụng của PrEP là tất cả những người chưa nhiễm HIV; những người có hành vi nguy cơ cao nhiễm HIV như: Người nam có quan hệ tình dục đồng giới, người tiêm chích ma tuý, người chuyển giới nữ, người bán dâm, bạn tình khác giới của người nhiễm HIV chưa điều trị ARV hoặc điều trị nhưng tải lượng vi rút HIV trên 200 bản sao/ml,chưa đạt mức ức chế và những người tiếp tục có hành vi nguy cơ cao nhiễm HIV sau điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (PEP).

Điều trị PrEP có những lợi ích gì?

Các nghiên cứu của tổ chức Y tế thế giới đã chứng minh: Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) giúp cho những người chưa bị nhiễm HIV nhưng có nguy cơ cao, có thể dự phòng lây nhiễm HIV.

PrEP là sử dụng thuốc kháng vi rút (ARV) để dự phòng lây nhiễm HIV ở người có nguy cơ cao chưa bị nhiễm HIV, giúp phòng ngừa lây nhiễm HIV trong cơ thể bằng cách ngăn cản sự phát triển chất xúc tác sinh học (enzym) là chất mà HIV dùng để tạo ra các bản sao vi rút mới. Nếu dùng đúng, đều và đủ có thể phòng lây nhiễm HIV lên đến trên 90% ở những người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV. Từ năm 2015, Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo sử dụng PrEP (như là một phần của chiến lược dự phòng HIV toàn diện bao gồm cả việc sử dụng bao cao su) ở những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao. Phương pháp này tuy không thay thế được vắc-xin HIV hay những biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV khác nhưng nó cũng là một cách đơn giản có khả năng làm giảm 2/3 nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm quan hệ tình dục đồng giới nam (MSM) qua các thử nghiệm lâm sàng và các can thiệp thực tế trên Thế giới.

Thuốc điều trị PrEP uống như thế nào? Phải dùng sau bao lâu mới có tác dụng dự phòng lây nhiễm HIV?

Hiện nay, điều trị PrEP bằng thuốc ARV có chứa Tenofovir/Emtricitabine (TDF/FTC) hàm lượng TDF/FTC 300/200mg: uống 1 viên/ngày. Nên uống vào một thời điểm nhất định để tạo ra thói quen uống thuốc đều đặn.PrEP có thể đạt hiệu quả và có tác dụng bảo vệ: Sau khi uống đủ 7 liều đối với quan hệ tình dục qua đường hậu môn (thường với nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới – MSM) Và sau khi uống đủ 21 liều với quan hệ tình dục qua đường âm đạo và qua đường máu.

Thuốc PrEP có an toàn không? Có tác dụng phụ không? Đối với những trường hợp nào chống chỉ định sử dụng PrEP?

Thuốc sử dụng trong điều trị PrEP khá là an toànvà hầu hết những người dùng PrEP không gặp tác dụng phụ nào nghiêm trọng. Ít tác dụng phụ và có thể gặp:Dấu hiệu đường tiêu hóa; 10% số người sử dụng có đau đầu: Thường nhẹ, tự khỏi sau 1-2 tuần; Có thểgiảm nhẹ chức năng thận và mật độ khoáng của xương nhưng hồi phục sau khi ngừng thuốc.

Những trường hợp chống chỉ định sử dụng PrEP bao gồm:

- Những người HIV dương tính hoặc chưa xác định được

- Người có dấu hiệu hoặc triệu chứng của nhiễm HIV cấp tính

- Rối loạn chức năng thận (độ thanh thải Creatinin ước lượng <60ml/phút)

- Dị ứng với TDF và FTC

- Phơi nhiễm với HIV trong 72 giờ qua

Phụ nữ mang thai và cho con bú có thể sử dụng PrEP không? Với phụ nữ muốn có thai sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả nhất?

Điều trị PrEP khá an toàn cho phụ nữ có thai và cho con bú có nguy cơ cao nhiễm HIV. Mặc dù các nghiên cứu PrEP không tập trung vào quần thể này nhưng có các dữ liệu về sử dụng an toàn TDF/FTC ở phụ nữ có thai/cho con bú nhiễm HIV.
Nếu phụ nữ muốn có thai mà bạn tình bị nhiễm HIV, thì có thể dùng PrEP để bảo vệ bản thân và con của mình không bị lây nhiễm bệnh.Đó là dùng PrEP đều đặn trong vòng 21 ngày trước khi quan hệ với bạn tình mà không dùng bao cao su và phải dùng mỗi ngày trong khi đang cố gắng để có thai và tiếp tục dùng PrEP cho 30 ngày sau lần cuối cùng quan hệ tình dục mà không dùng bao cao su.

Tại Hà Nội khách hàng có thể nhận dịch vụ PrEP ở đâu?

Tại Hà Nội, khách hàng có thể đến một số địa chỉ sau để được khám, tư vấn và điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV:

Trung tâm y tế quận Hai Bà Trưng

Trung tâm y tế quận Long Biên

Trung tâm y tế quận Nam Từ Liêm

Trung tâm y tế quận Đống Đa

Trung tâm y tế quận Tây Hồ

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Phòng khám Ánh sáng Hà Nội

Trung tâm Hỗ trợ sức khỏe cộng đồng Hải Đăng

Cục phòng, chống HIV/AIDS

Tin liên quan

Xem tiếp các tin khác
Các tin khác:
  • CƠ CẤU TỔ CHỨC Y TẾ TỈNH PHÚ THỌ THEO MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG HAI CẤP (04/07/2025 4:40:47 CH)
  • Sở Y tế họp triển khai công tác Dược, An toàn thực phẩm và đánh giá tình hình hoạt động sau hợp nhất Trung tâm Kiểm soát bệnh tật 3 tỉnh (04/07/2025 4:32:36 CH)
  • Số: 08/SYT-NVD V/v tiếp nhận Thông báo đáp ứng thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc (04/07/2025 9:31:43 SA)
  • Người đàn ông hôn mê sau 2 tháng ngã xe: Cảnh báo về chấn thương đầu “tưởng là nhẹ” (04/07/2025 7:53:07 SA)
  • Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn Sở Y tế tỉnh Phú Thọ (04/07/2025 4:44:57 CH)
  • Phẫu thuật kết hợp xương bằng đinh nội tủy thay thế nẹp vít bị gãy sau chấn thương (03/07/2025 9:39:00 SA)
  • Quá trình hình thành Sở Y tế Phú Thọ (04/07/2025 4:36:30 CH)
  • Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng tỉnh Phú Thọ đảm bảo công tác y tế, chăm sóc sức khỏe phục vụ tập luyện và thi đấu của Đội tuyển Bóng đá nữ Quốc gia Việt Nam. (02/07/2025 3:14:03 CH)
  • Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Phú Thọ họp thống nhất phương án vận hành mới sau hợp nhất (02/07/2025 2:38:19 CH)
  • Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống ngay tại Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê - đưa kỹ thuật cao về gần hơn với người dân (02/07/2025 2:27:55 CH)
  • THÔNG BÁO Danh sách đăng ký hành nghề tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ 1.7.2025 (02/07/2025 10:37:43 SA)
  • Cách phân loại và xử lý rác thải y tế tại nhà người dân cần biết (02/07/2025 9:19:17 SA)
  • Thông điệp hưởng ứng Ngày Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khoẻ Nhân dân 02/7/2025 (02/07/2025 8:58:49 SA)
  • INFORGRAPHIC: Những đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ ngày 01/7/2025 (02/07/2025 8:56:28 SA)
  • Ngày hội tuyên truyền, tư vấn, giải đáp chính sách Bảo hiểm Y tế (02/07/2025 2:43:51 CH)
Loading...
Loading...

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ Y TẾ TỈNH PHÚ THỌ

  • Địa chỉ: Gia Cẩm - Việt Trì - Phú Thọ
  • Tel: (0210) 386 8888
  • Email: soyte@phutho.gov.vn - Website: Https://soyte.phutho.gov.vn
  • Giấy phép số: 10/GP - TTĐT ngày 10/9/2015 của Giám đốc sở TT&TT tỉnh Phú Thọ
Chung nhan Tin Nhiem Mang