.
  •  
Danh mục
Loading...

 

Liên kết

Số lượng truy cập

  • Đang trực tuyến:  
  • Tổng lượt truy cập:
  1. Trang chủ    
  2. Tin nổi bật

Bệnh dại và cách phòng tránh

Ngày xuất bản : 29/09/2021

Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi rút dại gây ra, lây truyền từ động vật sang người. Các trường hợp tử vong do bệnh dại do không đi tiêm phòng vắc xin và gặp chủ yếu ở vùng nông thôn nơi có tập quán nuôi chó thả rông, không tiêm phòng vắc xin cho đàn chó và còn thiếu hiểu biết về phòng, chống bệnh dại. Người nhiễm vi rút dại khi đã lên cơn dại thì tỷ lệ tử vong là gần như 100%, mặc dù vậy bệnh dại hoàn toàn có thể ngăn ngừa được nếu người bị động vật nghi dại cắn được tiêm phòng vắc xin đúng và đầy đủ.

Tại tỉnh Phú Thọ, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, tính từ đầu năm đến ngày 31/8/2021, trên địa bàn tỉnh đã có 2.962 trường hợp phơi nhiễm tiêm phòng vắc xin dại, trong đó có 497 trường hợp phải tiêm huyết thanh kháng dại do bị súc vật nghi dại cắn, hiện có 3 trường hợp tử vong.

Chỉ trong tháng 8/2021, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ đã tiếp nhận 2 bệnh nhi 16 tháng tuổi và 4 tuổi bị chó dại cắn. Cả 2 bệnh nhi được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, suy hô hấp, tím tái toàn thân, ý thức lơ mơ; kích thích, hoảng hốt, mắt đảo liên tục, hét, nói không rõ trọng tâm, tay chân vận động không rõ định hướng, tăng trương lực cơ toàn thân. Các bác sĩ đã tiến hành chọc dịch não tủy của trẻ làm xét nghiệm PCR, kết quả phát hiện rất nhiều virus dại trong dịch não tủy. Bệnh nhi được trả về với gia đình và tử vong sau đó không lâu. Tiền sử trước đó, cả 2 trẻ đều bị chó cắn/cào dẫn đến rách da, chảy máu tuy nhiên không được gia đình cho tiêm vắc xin phòng dại.

Trẻ được điều trị tích cực, siêu lọc máu liên tục

BSCKI. Hà Hải Việt, khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật cho biết: “Vắc xin phòng dại thế hệ trước đây được tinh chế từ não chuột, độ tinh khiết không cao nên có thể gây ra 1 số tác dụng phụ như sốc phản vệ, ảnh hưởng đến thần kinh, suy giảm trí nhớ…Tuy nhiên, hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, vắc xin phòng dại thế hệ mới có hai nhóm chính có nguồn gốc từ mô tự nhiên và phôi trứng. Tính an toàn và hiệu quả của vắc xin phòng dại hiện đại cao hơn hẳn so với các thế hệ vắc xin trước. Miễn dịch của cơ thể trước virus dại được tạo ra và duy trì trong khoảng thời gian lâu hơn và có thể sử dụng an toàn cho phụ nữ mang thai và người đang cho con bú.”

Bệnh dại, có thời gian ủ bệnh rất khác nhau, tùy theo vết cắn và độc lực của virut dại, có thể  từ 10 ngày đến 1 năm (trung bình từ 20 - 60 ngày). Nếu vết cắn ở gần thần kinh trung ương, độc lực của virut dại mạnh thì thời kỳ ủ bệnh ngắn hơn các nơi khác. Những trường hợp nghi dại thường có các triệu chứng như: Lo lắng, thay đổi tính tình, đau ở nơi vết cắn. Thời kỳ toàn phát của bệnh, thông thường có 2 thể bệnh là thể hung dữ và thể liệt.

Để làm giảm đến mức tối thiểu lượng virus dại tại nơi xâm nhập thì ngay khi bị chó, mèo dại, nghi dại cắn, liếm hoặc tiếp xúc với chúng cần phải nhanh chóng rửa ngay thật kỹ vết thương bằng nước xà phòng đặc, nước muối hoà đặc, dội nước sạch nhiều lần, bôi chất sát khuẩn như cồn, cồn iốt đậm đặc. Khi rửa vết thương tuyệt đối không được làm dập vết thương và nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được kiểm tra và tiêm vắc xin phòng dại.         

Với những trường hợp bị xây xát nhẹ, vết xây xát xa thần kinh trung ương thì cần theo dõi con vật trong 15 ngày. Trong thời gian theo dõi, nếu thấy con vật có biểu hiện không bình thường như: Ốm, bỏ ăn, chết, mất tích, bán hoặc mổ thịt... phải đến điểm tiêm phòng dại để được điều trị dự phòng ngay. Nếu sau 15 ngày kể từ khi người bị con vật cắn, tiếp xúc mà con vật đó vẫn sống bình thường thì không cần điều trị dự phòng.

Đối với những trường hợp bị chó, mèo dại, nghi dại cắn khi đi tiêm phòng dại cần chú ý:

- Phải tiêm sớm ngay sau khi bị cắn hoặc tiếp xúc với con vật bị dại, nghi dại.

- Phải tiêm đủ số mũi, đúng khoảng cách giữa các mũi tiêm theo chỉ định của bác sĩ đối với từng loại vaccin dại và phác đồ tiêm.

- Phải tiêm đúng liều lượng, đúng kỹ thuật và vaccin phải được bảo quản ở nhiệt độ 40C - 80C.

- Trong thời gian tiêm không nên làm việc quá sức, không uống rượu và dùng các chất kích thích.

- Không dùng các thuốc làm giảm miễn dịch... trong và sau khi tiêm phòng dại 6 tháng.

Bệnh dại, hiện nay trên thế giới chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiện, hoàn toàn có thể phòng tránh được. Để chủ động phòng chống bệnh dại, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

1. Cách phòng bệnh tốt nhất là phải tiêm phòng cho 100% chó, mèo nuôi đầy đủ và nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.

2. Nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm.

3. Diệt chó chạy rông, chó vô chủ.

4. Không nên đùa nghịch, chọc phá các con vật nuôi.

5. Khi bị chó, mèo cắn cần:

- Rửa vết thương dưới vòi nước chảy ngay lập tức với xà phòng liên tục 15 phút.

- Nếu không có xà phòng có thể xối rửa vết thương bằng nước thông thường. Đây là phương pháp sơ cứu hiệu quả nhất để chống lại bệnh dại.

- Vết thương cần được rửa sạch với cồn 70%, cồn iod

- Hạn chế làm dập vết thương và không băng kín vết thương.

- Đến ngay Trung tâm y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại.

- Tuyệt đối không tự chữa tại nhà bằng thuốc lá dùng để đắp, rắc vào vết thương./.

Hà Hoài Thu

Tin liên quan

  • Bảo vệ sức khỏe cho người cao tuổi trong mùa Thu - Đông (11/10/2024 2:20:03 CH)
  • Trẻ từ 5 - 11 tuổi được tiêm vaccine COVID-19 sẽ giảm tỷ lệ nhập viện và bệnh nặng (18/04/2022 9:01:52 SA)
  • Mới nhất: Bộ Y tế nói rõ F0 không được ra khỏi nhà (15/03/2022 8:11:09 SA)
  • Quân dân Y kết hợp tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại xã Yên Kiện, huyện Đoan Hùng (08/03/2022 11:15:16 SA)
  • Những đối tượng nào không được dùng Molnupiravir trong chữa trị COVID-19? (22/02/2022 9:33:36 SA)
  • Diễn biến tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Tính đến 18h00 ngày 01/02/2022) (01/02/2022 7:40:19 CH)
  • Những điều hành khách đi máy bay dịp Tết Nguyên đán cần biết (24/01/2022 2:57:12 CH)
  • Đánh giá cấp độ dịch ngày 5/1/2022 (05/01/2022 8:35:42 SA)
  • Dịch diễn biến nhanh, Bộ Y tế áp dụng nhiều biện pháp ứng phó (17/12/2021 9:45:18 SA)
  • Đánh giá cấp độ dịch ngày 15/11/2021 (theo Nghị quyết 128/NQ-CP, ngày 11/10/2021 của Chính phủ; Quyết định 4800/QĐ-BYT, ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế) (16/11/2021 9:17:16 SA)
  • Infographic: thông tin cần biết về Vắc xin Vero Cell (22/10/2021 10:50:59 SA)
  • Cập nhật vùng có dịch COVID-19 đến 06h00 ngày 26/9/2021 (26/09/2021 12:51:04 CH)
  • Cập nhật Vùng có dịch ngày 16/8/2021 (16/08/2021 8:06:23 SA)
  • Cập nhật Vùng có dịch COVID-19 mới đến 6h00 ngày 3/8/2021 (05/08/2021 11:46:32 SA)
Xem tiếp các tin khác
Các tin khác:
  • Hội chẩn trực tuyến từ xa: Giải pháp kết nối y tế, tăng hiệu quả điều trị (29/05/2025 5:07:02 CH)
  • Infographic: Chăm sóc sức khỏe cho sĩ tử mùa thi (29/05/2025 9:50:19 SA)
  • BÀI PHÁT THANH HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI KHÔNG KHÓI THUỐC VÀ TUẦN LỄ QUỐC GIA KHÔNG THUỐC LÁ NĂM 2025 “Vạch trần sự hấp dẫn giả tạo vì một thế hệ không khói thuốc” (29/05/2025 9:41:22 SA)
  • Bản Công bố Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở hướng dẫn thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe(TTYT Thanh Thủy) (28/05/2025 5:07:47 CH)
  • Bản Công bố Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở hướng dẫn thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe (TTYT Yên Lập) (28/05/2025 5:06:11 CH)
  • Bản Công bố Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở hướng dẫn thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe (TTYT Lâm Thao) (28/05/2025 5:05:34 CH)
  • Bản Công bố Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở hướng dẫn thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe (TTYT Tân Sơn) (28/05/2025 5:04:56 CH)
  • Được cấp cứu kịp thời, nhiều người bệnh cao tuổi bị đột quỵ thoát nguy cơ tử vong (28/05/2025 5:02:00 CH)
  • Thông điệp hưởng ứng Ngày Thế giới không Thuốc lá 31/5/2025 và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá 25 – 31/5/2025 (28/05/2025 10:45:10 SA)
  • Biến thể mới của COVID-19 không có nguy cơ gia tăng đối với sức khoẻ cộng đồng (28/05/2025 10:21:06 SA)
  • Tặng quà, chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện Tâm thần Phú Thọ (28/05/2025 10:14:19 SA)
  • Đoàn công tác Trung tâm Y tế huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc và Trung tâm Y tế thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang tham quan, trao đổi kinh nghiệm tại TTYT Thanh Sơn (27/05/2025 4:50:51 CH)
  • Đảm bảo công tác y tế, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống dịch bệnh tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 và xét công nhận tốt nghiệp THPT năm học 2024 – 2025 (27/05/2025 4:16:51 CH)
  • Cụ bà nhập viện do chó cắn nghiêm trọng (27/05/2025 4:04:53 CH)
  • Trung tâm Y tế huyện Tân Sơn phẫu thuật cắt khối u ổ bụng nặng 2,5kg (27/05/2025 2:42:04 CH)
Loading...
Loading...

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ Y TẾ TỈNH PHÚ THỌ

  • Địa chỉ: Gia Cẩm - Việt Trì - Phú Thọ
  • Tel: (0210) 386 8888
  • Email: soyte@phutho.gov.vn - Website: Https://soyte.phutho.gov.vn
  • Giấy phép số: 10/GP - TTĐT ngày 10/9/2015 của Giám đốc sở TT&TT tỉnh Phú Thọ
Chung nhan Tin Nhiem Mang