.
  •  
Danh mục
Loading...

 

Liên kết

Số lượng truy cập

  • Đang trực tuyến:  
  • Tổng lượt truy cập:
  1. Trang chủ    
  2. Tin khác

Chung tay chấm dứt bạo lực giới

Ngày xuất bản : 30/11/2022

Bạo lực giới là một biểu hiện của bất bình đẳng giới đã “bám rễ” trong tư tưởng của một số người. Phần lớn nạn nhân của bạo lực giới gọi đến đường dây nóng để kêu cứu là phụ nữ (chiếm 93,6%). Để chấm dứt hành vi này, bên cạnh phát huy hiệu quả các văn bản pháp luật, việc xây dựng và nhân rộng mô hình hỗ trợ cho nạn nhân là một trong những giải pháp thiết thực đang được đánh giá cao.

Bạo lực giới gây thiệt hại kinh tế 1,81% GDP

Bạo lực trên cơ sở giới là những hành vi cố ý gây tổn hại, đe dọa gây tổn hại, hay khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần với người khác dựa trên quan niệm, định kiến về giới. Bạo lực có thể xảy ra trong mối quan hệ tình yêu, mối quan hệ vợ chồng trong gia đình và nạn nhân thường là người nữ.

Các nhóm bạo lực trên cơ sở giới, gồm: bạo lực về thể chất, bạo lực về tinh thần, bạo lực tình dục và bạo lực kinh tế (tịch thu tiền, của cải khiến nạn nhân khi cần phải cầu xin; kiểm soát mọi tài sản, tiền bạc, thu nhập nhằm tạo ra sự phụ thuộc; buộc đóng góp tài chính vượt quá khả năng; có hành vi trái pháp luật buộc nạn nhân phải rời bỏ nhà;…).

Kết quả Điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 cho thấy 62,9% đã trải qua ít nhất một trong các hình thức bạo lực về thể chất, bạo lực tình dục, bạo lực tâm lý và hoặc bạo lực kinh tế trong cuộc đời. Tình trạng bạo lực đối với phụ nữ vẫn là vấn đề bị giấu kín trong xã hội Việt Nam vì hơn 90% phụ nữ từng bị bạo lực không tìm kiếm bất kỳ sự trợ giúp nào từ các dịch vụ công và một nửa trong số họ chưa bao giờ nói với ai khác về điều đó. Điều tra trên cũng chỉ rõ thiệt hại kinh tế do bạo lực bởi chồng hoặc bạn tình là 100.507 tỷ đồng, tương đương 1,81% GDP năm 2018.

 

 Chuyên gia thuộc Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam thông tin cho báo chí về tình hình bạo lực giới. Ảnh: An Luých

Theo bà Naomi Kitahara - Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam, bạo lực trên cơ sở giới thường xuất phát từ bất bình đẳng giới, định kiến giới, không công bằng về về vai trò và quyền của phụ nữ và nam giới. Bạo lực giới là một biểu hiện của bất bình đẳng giới đã “ăn sâu bám rễ” tại Việt Nam.

Việc chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới là một thách thức lớn tại Việt Nam, bởi tư tưởng trọng nam, khinh nữ; tâm lý thích con trai hơn con gái; bất bình đẳng giới vẫn đang ăn sâu trong tư tưởng nhiều người. Tư tưởng này cũng là căn nguyên dẫn đến mất cân bằng giới tính khi sinh tại nước ta, thể hiện qua các năm 1999, 2009, 2019. Theo đó, tỷ lệ trẻ em nam trên 100 trẻ em nữ lần lượt là 107, 110,5 và 111,5.  Tỷ số giới tính khi sinh ở nông thôn tăng nhanh hơn thành thị gây nên nhiều lo ngại bởi khoảng 2/3 dân số nước ta sống ở nông thôn.

Ông Đinh Huy Dương, Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Giáo dục, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình nhận định, thực trạng trên cho thấy  giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh còn khó khăn hơn cả giảm sinh. Đây cũng là thách thức to lớn trong việc đưa tỉ số giới tính xuống “dưới 109 bé trai/100 bé gái sinh ra còn sống” vào năm 2030 như mục tiêu Nghị quyết 21 - NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khoá XII về Công tác dân số trong tình hình mới đã đề ra.

Kịp thời hỗ trợ người bị bạo lực

Theo các chuyên gia, để chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới mà chủ yếu là bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, các văn bản pháp luật, đặc biệt là vai trò của truyền thông cần làm thay đổi được những quan niệm truyền thống cứng nhắc về giá trị và vai trò của phụ nữ và nam giới trong gia đình, trong công việc và ngoài xã hội. Phụ nữ cũng cần nâng cao tính tự chủ, sự quyết đoán để tham gia tích cực hơn nữa vào các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội; chủ động chia sẻ, tìm kiếm sự giúp đỡ để giải quyết vấn đề bạo lực, xâm hại hơn là lựa chọn cách im lặng.

Bên cạnh những giải pháp trên, xây dựng mô hình cụ thể về phòng chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái cũng là việc làm cần thiết. Mô hình này đã ra đời tại Quảng Ninh vào tháng 4/2020 với tên gọi “Ngôi nhà Ánh Dương” (thuộc Trung tâm Công tác xã hội Quảng Ninh, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội).

Qua đường dây nóng 18001769, Ngôi nhà Ánh Dương tiếp nhận thông tin và kết nối trợ giúp khẩn cấp, cung cấp các dịch vụ xã hội (trong đó có việc làm), giúp người bị bạo lực hòa nhập cộng đồng. Cơ sở này cũng chủ động phòng ngừa bạo lực giới qua tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của cộng đồng trong phát hiện, tố giác, lên án các hành vi bạo lực.

 

 Phòng tạm lánh dành cho nạn nhân bạo lực giới tại Ngôi nhà Ánh Dương (Quảng Ninh).
Ảnh: An Luých

Với phương châm hỗ trợ “Một điểm - Một đầu mối”, cán bộ Ngôi nhà Ánh Dương sẽ tư vấn, trợ giúp hoặc chủ động kết nối với các ngành chức năng để hỗ trợ nạn nhân về y tế, an ninh, pháp luật,.. Nhưng trước hết, sẽ triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người bị bạo lực. Sau đó, nạn nhân được tư vấn, theo dõi sức khỏe. Trường hợp cần thiết, nạn nhân sẽ được bố trí phòng ở tạm lánh tại Ngôi nhà Ánh Dương nhằm đảm bảo an toàn trong khi chờ các bước xử lý tiếp theo.

Theo bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam, Ngôi nhà Ánh Dương là hoạt động có ý nghĩa thiết thực trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng mô hình phòng chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam” giai đoạn 2017 – 2021 vì mục tiêu “Không còn bạo lực giới và các hành vi có hại đối với phụ nữ và trẻ em gái”.

Mô hình này đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ tâm lý, tư vấn, dịch vụ xã hội, nhà tạm lánh, bảo vệ từ công an, dịch vụ pháp lý, tư pháp và chuyển tuyến cho nhiều nạn nhân của bạo lực giới, không chỉ ở tỉnh Quảng Ninh mà còn tại 20 tỉnh, thành phố khác trên cả nước. Các đường dây nóng hoạt động miễn phí 24/7, trong hơn 2 năm qua đã tiếp nhận hơn 15.300 cuộc gọi trợ giúp. Phần lớn nạn nhân của bạo lực gọi đến là phụ nữ (chiếm 93,6%) và hầu hết nạn nhân của bạo lực giới đều ở độ tuổi 16- 59. Tỷ lệ trẻ vị thành niên dưới 16 tuổi từng gọi đến đường dây nóng chiếm 10%. Tại Quảng Ninh, từ tháng 4/2020 đến tháng 9/2021, Ngôi nhà Ánh Dương đã tiếp nhận gần 11.600 cuộc gọi qua đường dây nóng. Trong đó tư vấn, cung cấp thông tin và kết nối trợ giúp cho gần 300 trường hợp liên quan đến bạo lực trên cơ sở giới. Tiếp nhận và trợ giúp khẩn cấp cho 21 người trong đó có 13 trường hợp bị bạo lực giới được ở tạm lánh an toàn.

Nhấn mạnh mục tiêu “Không còn bạo lực giới và các hành vi có hại đối với phụ nữ và trẻ em gái” là một trong ba trụ cột chính trong Kế hoạch Chiến lược mới của UNFPA giai đoạn 2022-2025 và là ưu tiên trong Chương trình quốc gia mới của UNFPA Việt Nam giai đoạn 2022 - 2026, bà Naomi Kitahara  khẳng định, UNFPA sẽ tăng cường các nỗ lực nhằm chấm dứt bạo lực giới và các hành vi có hại tại Việt Nam./.

Theo Báo điện tử Đảng Cộng sản

Tin liên quan

  • LỰA CHỌN THỰC PHẨM AN TOÀN TRONG NGÀY TẾT (11/01/2023 3:28:22 CH)
  • Duy trì và phát huy hiệu quả Chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn (19/12/2022 4:32:01 CH)
  • Hướng dẫn sử dụng Ứng dụng VneID để khám chữa bệnh (14/12/2022 9:43:21 SA)
  • Đẩy mạnh thực hiện công tác KCB BHYT bằng CCCD gắn chip (14/12/2022 9:46:13 SA)
  • Bình đẳng giới (30/11/2022 1:55:30 CH)
  • THÔNG ĐIỆP, KHẨU HIỆU TRUYẾN THÔNG HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI NĂM 2022 (30/11/2022 1:46:56 CH)
  • CÁC KHẨU HIỆU HƯỞNG ỨNG NGÀY PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NĂM 2022 (21/11/2022 8:53:29 SA)
  • Mục đích và ý nghĩa Ngày pháp luật Việt Nam 9-11 (21/11/2022 8:51:39 SA)
  • THÔNG ĐIỆP Hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông” tại Việt Nam năm 2022 (17/11/2022 11:26:52 SA)
  • TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN “NGÀY THẾ GIỚI TƯỞNG NIỆM CÁC NẠN NHÂN TỬ VONG DO TAI NẠN GIAO THÔNG” (17/11/2022 11:24:31 SA)
  • Lú lẫn ở người cao tuổi và cách chăm sóc tại nhà (12/10/2022 11:22:51 SA)
  • 7 lưu ý trong ăn uống giúp người cao tuổi ăn ngon, ngủ tốt (12/10/2022 11:16:55 SA)
  • Làm gì để hạn chế suy giảm thính lực ở người cao tuổi (12/10/2022 11:11:02 SA)
  • Ngày Chuyển đổi số Quốc gia 10/10: Chuyển đổi số vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân (10/10/2022 9:43:26 SA)
Xem tiếp các tin khác
Các tin khác:
  • Số: 59 /QĐ-SYT ngày 19/ 01 / 2023 QUYẾT ĐỊNH V/v cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và Giấy chứng nhận “Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc” đối với các Quầy thuốc Trạm y tế xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Ba (19/01/2023 11:22:14 SA)
  • Số: 58/QĐ-SYT ngày 19 / 01 / 2023 QUYẾT ĐỊNH V/v cấp Giấy chứng nhận “Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc” đối với các Quầy thuốc Trạm y tế xã trên địa bàn huyện Cẩm Khê (19/01/2023 11:21:12 SA)
  • Hội chữ thập đỏ thị xã, các nhà hảo tâm tặng quà Tết cho người bệnh đang điều trị tại Bệnh viện Phổi tỉnh Phú thọ (19/01/2023 10:00:21 SA)
  • Số: 57/QĐ-SYT ngày 19/ 01 / 2023 QUYẾT ĐỊNH Về việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và Giấy chứng nhận “Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc” đối với Nhà thuốc Bệnh viện Mắt (19/01/2023 11:19:48 SA)
  • Số: 132/SYT-NVD Ngày 18/1/2023 V/v thông báo thu hồi thuốc Myomethol không đạt chất lượng. (18/01/2023 2:31:43 CH)
  • Tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Tính đến 18h00 ngày 16/01/2023) (17/01/2023 3:14:40 CH)
  • Bệnh viện Đa khoa thị xã Phú Thọ phẫu thuật thành công bệnh nhân bị sỏi niệu quản bằng phương pháp tán sỏi ngược dòng (17/01/2023 3:10:37 CH)
  • Ám áp chương trình từ thiện “Xuân sẻ chia – Tết yêu thương” (17/01/2023 3:02:09 CH)
  • Cảnh báo tình trạng lồng ruột muộn ở trẻ (17/01/2023 2:51:42 CH)
  • Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ tặng quà cho người bệnh có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa thị xã Phú Thọ (17/01/2023 2:48:45 CH)
  • Trung tâm Y tế huyện Tam Nông phẫu thuật cấp cứu thành công thai nhi có dây rốn thắt nút nguy hiểm (17/01/2023 9:07:45 SA)
  • Số: 44 /QĐ-SYT ngày 16/01/2023 QUYẾT ĐỊNH V/v cấp, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và Giấy chứng nhận “Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc” - Đợt 02 năm 2023 (19/01/2023 9:28:12 SA)
  • Các đơn vị, nhà hảo tâm thăm, tặng quà Tết cho người bệnh có hoàn cảnh khó khăn tại Trung tâm Y tế huyện Tam Nông (16/01/2023 3:13:24 CH)
  • Phòng ngừa tiêu chảy cấp trong dịp Tết (16/01/2023 10:08:33 SA)
  • Tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Tính đến 18h00 ngày 15/01/2023) (16/01/2023 10:01:38 SA)
Loading...

Loading...

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ Y TẾ TỈNH PHÚ THỌ

  • TTƯT. PGS. TS. Nguyễn Huy Ngọc - Giám đốc Sở Y Tế tỉnh Phú Thọ
  • Địa chỉ: Gia Cẩm - Việt Trì - Phú Thọ
  • Tel: (0210) 386 8888
  • Email: soyte@phutho.gov.vn - Website: Https://soyte.phutho.gov.vn
  • Giấy phép số: 10/GP - TTĐT ngày 10/9/2015 của Giám đốc sở TT&TT tỉnh Phú Thọ