.
  •  
Danh mục
Loading...

 

Liên kết

Số lượng truy cập

  • Đang trực tuyến:  
  • Tổng lượt truy cập:
  1. Trang chủ    
  2. Thông tin y học

5 bệnh về da nguy hiểm thường gặp sau bão, lũ lụt

Ngày xuất bản : 18/07/2025

Sau bão, lũ lụt, nhiều người mắc các bệnh về da như viêm da, nấm, ghẻ, nước ăn chân... do môi trường ô nhiễm, thiếu vệ sinh. Biết cách phòng ngừa và xử trí sớm để tránh biến chứng nguy hiểm.

Sau mỗi đợt bão, lụt, người dân không chỉ phải đối mặt với thiệt hại về tài sản, nhà cửa mà còn phải đối mặt với nhiều nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn. Trong đó, các bệnh lý về da là một trong những nhóm bệnh phổ biến và dễ gặp nhất, đặc biệt tại những vùng bị ngập sâu trong thời gian dài, điều kiện vệ sinh và chăm sóc cá nhân bị hạn chế. 

Tay chân bị viêm, ngứa và tróc da là dấu hiệu phổ biến của bệnh nước ăn chân và viêm da tiếp xúc sau lũ.

Người dân lội nước ngập sau bão sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh da liễu do tiếp xúc với nước bẩn

Lũ lụt mang theo bùn đất, rác thải, xác động vật, nước cống… khiến môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Người dân buộc phải lội nước, tiếp xúc với bùn lầy và nước bẩn trong thời gian dài, trong khi nguồn nước sạch và phương tiện vệ sinh cá nhân bị thiếu trầm trọng. Đây chính là điều kiện lý tưởng cho các loại vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng phát triển và tấn công làn da – cơ quan bảo vệ đầu tiên của cơ thể. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các bệnh da liễu này có thể gây biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng nặng.

Những bệnh da thường gặp sau lũ và dấu hiệu nhận biết

1. Viêm da tiếp xúc

            Đây là tình trạng viêm da xảy ra khi tiếp xúc với các chất gây kích ứng hoặc dị ứng như hóa chất, nước bẩn, phân, nước tiểu, xác động vật phân hủy… Bệnh thường khởi phát ở những vùng da tiếp xúc trực tiếp với tác nhân như chân, tay, bắp chân.

Triệu chứng: Da đỏ, ngứa, có thể nổi mẩn hoặc mụn nước nhỏ. Nếu tiếp xúc kéo dài, da có thể nứt nẻ, bong tróc và đau rát.

Cách xử lý: Nên rửa sạch vùng da bị tổn thương bằng nước sạch và xà phòng dịu nhẹ, giữ khô thoáng, có thể bôi kem chứa corticoid nhẹ (nếu được hướng dẫn của nhân viên y tế). Tránh tiếp xúc lại với tác nhân gây kích ứng.

2. Nấm da (hắc lào, lang ben, nấm kẽ chân)

Nấm da rất dễ phát triển trong điều kiện nóng ẩm, thiếu vệ sinh và do dùng chung khăn, quần áo ẩm với người bị nhiễm. Thường gặp ở những người mặc đồ ướt lâu, không được thay quần áo sạch.

Triệu chứng: Vùng da bị nhiễm nấm thường đỏ, ngứa rát, có thể tạo thành các mảng tròn có viền rõ ràng, bong vảy. Nấm kẽ chân dễ xuất hiện giữa các ngón chân, làm da trắng bệch, mềm và dễ nứt nẻ.

Cách xử lý: Giữ da luôn khô ráo, tránh mặc đồ ẩm. Có thể dùng thuốc bôi chống nấm (clotrimazole, ketoconazole…) và tuyệt đối không gãi để tránh lan rộng.

3. Nước ăn chân (viêm kẽ do ẩm ướt)

Là tình trạng thường thấy ở những người phải ngâm chân trong nước bẩn nhiều giờ liền. Việc mang giày dép ẩm ướt liên tục khiến da chân bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Triệu chứng: Da ở kẽ các ngón chân mềm nhũn, trắng bệch, có thể bong vảy, đau rát hoặc chảy dịch. Trường hợp nặng, da có thể bị loét, mưng mủ và có mùi hôi.

Cách xử lý: Sau khi đi nước về, cần rửa chân sạch và lau khô kỹ, nhất là ở kẽ ngón chân. Có thể sử dụng bột hút ẩm hoặc kem bôi chống viêm/nấm nếu tổn thương nhẹ. Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng, cần đi khám ngay.

4. Nhiễm trùng da (mụn mủ, nhọt, chốc lở)

            Các vi khuẩn như tụ cầu, liên cầu rất dễ xâm nhập qua các vết trầy xước nhỏ trên da khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Tình trạng nhiễm trùng da nếu không được xử lý kịp thời có thể lan rộng, dẫn đến biến chứng như viêm mô tế bào, áp xe...

Triệu chứng: Mụn đỏ, sưng tấy, có mủ, đau khi chạm vào. Vết thương có thể lan rộng, gây sốt hoặc nổi hạch nếu nhiễm trùng sâu.

Cách xử lý: Rửa sạch vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, che chắn bằng gạc sạch. Nếu mụn có mủ, không nên tự nặn mà nên đến cơ sở y tế để xử lý. Trường hợp nặng cần dùng kháng sinh theo chỉ định.

5. Ghẻ lở

Ghẻ là bệnh ngoài da do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei gây nên. Bệnh dễ lây lan trong cộng đồng, đặc biệt trong điều kiện sống chật hẹp, thiếu vệ sinh, dùng chung chăn màn, quần áo.

Triệu chứng: Ngứa dữ dội về đêm, nổi các mụn nước li ti, đường hầm nhỏ dưới da, thường gặp ở kẽ tay, cổ tay, bụng, bẹn.

Cách xử lý: Bệnh cần được điều trị đồng thời cho cả người bệnh và người sống chung. Sử dụng thuốc đặc trị ghẻ toàn thân (theo hướng dẫn của nhân viên y tế), giặt sạch và phơi nắng toàn bộ quần áo, chăn màn.

Làm gì để bảo vệ làn da sau bão, lũ lụt

  • Giữ cơ thể sạch sẽ: Tắm rửa mỗi ngày bằng nước sạch (hoặc pha thêm thuốc tím/lá chè xanh/lá trầu nếu thiếu nước sạch). Đặc biệt chú ý vệ sinh vùng chân, tay.
  • Thay quần áo khô, sạch: Không mặc đồ ẩm ướt, tránh dùng chung khăn mặt, quần áo.
  • Mang giày dép khi đi vùng ngập: Hạn chế đi chân trần để tránh bị trầy xước hoặc nhiễm trùng.
  • Sát khuẩn vết thương nhỏ: Dù chỉ là vết xước nhỏ cũng cần sát trùng cẩn thận để ngăn vi khuẩn xâm nhập.
  • Theo dõi sức khỏe: Khi có dấu hiệu tổn thương da kéo dài hoặc lan rộng, cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị sớm.

Các bệnh về da tuy không nguy hiểm đến tính mạng ngay lập tức nhưng có thể gây ra nhiều phiền toái và biến chứng nếu không được xử lý đúng cách. Việc nâng cao nhận thức cộng đồng về chăm sóc da sau thiên tai là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe trong hoàn cảnh khó khăn./.

Theo Báo Sức khoẻ & Đời sống

Tin liên quan

  • Dấu hiệu say nắng, say nóng hoặc đột quỵ do nóng, cách xử trí và phòng ngừa (08/07/2025 2:28:07 CH)
  • Những biểu hiện và biến chứng nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết (12/06/2025 4:39:51 CH)
  • Chủ động ứng phó với dịch COVID-19 (03/06/2025 4:58:48 CH)
  • Từ ngày 1/6, ngừng cấp thẻ BHYT giấy, người dân khám chữa bệnh bằng cách nào? (02/06/2025 10:07:15 SA)
  • Biến thể mới của COVID-19 không có nguy cơ gia tăng đối với sức khoẻ cộng đồng (28/05/2025 10:21:06 SA)
  • Sốt xuất huyết, tay chân miệng, COVID-19 có xu hướng tăng: Bộ Y tế yêu cầu tổ chức đợt chiến dịch cao điểm phòng chống (27/05/2025 9:17:12 SA)
  • Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động phòng, chống dịch Covid-19 (20/05/2025 7:59:25 SA)
  • BỘ Y TẾ KHUYẾN CÁO PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 (16/05/2025 9:48:27 SA)
  • Bệnh giun rồng nguy hiểm còn lưu hành tại Việt Nam (31/03/2025 8:35:44 SA)
  • Chủ động phòng chống bệnh cúm mùa hiệu quả (10/02/2025 3:34:30 CH)
  • Hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống bệnh dại năm 2024 với chủ đề "Chung tay phá vỡ rào cản - phòng chống bệnh dại" (27/09/2024 8:41:27 SA)
  • CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI (27/09/2024 8:37:44 SA)
  • Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với khẩu hiệu “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN” (19/09/2024 3:24:07 CH)
  • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ thông báo thuốc giả Cefixim 200 (10/09/2024 9:41:51 SA)
Xem tiếp các tin khác
Các tin khác:
  • Tiến sỹ Lê Hồng Trung, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Phú Thọ làm việc với Ban Thường vụ Đảng uỷ xã Nguyệt Đức (19/07/2025 10:40:36 SA)
  • CẢNH BÁO MẠO DANH CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI LỪA ĐẢO NGƯỜI DÂN (18/07/2025 4:59:19 CH)
  • 260 đơn vị máu được tiếp nhận sau 1 ngày kêu gọi (18/07/2025 4:56:47 CH)
  • 5 bệnh về da nguy hiểm thường gặp sau bão, lũ lụt (18/07/2025 4:50:22 CH)
  • Hơn 45,2 nghìn lượt học trên nền tảng "Bình dân học vụ số" (18/07/2025 4:46:08 CH)
  • Không biết đã nuốt dị vật, 2 người bệnh nhập viện cấp cứu vì thủng ruột (18/07/2025 10:30:56 SA)
  • THÔNG BÁO Đăng tải văn bản báo cáo kèm danh sách người hành nghề không còn làm việc tại cơ sở và Danh sách đăng ký người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đã thay đổi của của Trung tâm Y tế khu vực Lạc Thủy (18/07/2025 10:25:32 SA)
  • THÔNG BÁO Đăng tải Danh sách đăng ký hành nghề của Trung tâm Y tế khu vực Kim Bôi trên Trang thông tin điện tử Sở Y tế tỉnh Phú Thọ 16.7 (18/07/2025 10:17:42 SA)
  • THÔNG BÁO Danh sách đăng ký hành nghề tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ 16.7 (18/07/2025 10:13:12 SA)
  • THÔNG BÁO Đăng tải văn bản báo cáo kèm danh sách người hành nghề không còn làm việc tại cơ sở và Danh sách đăng ký người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đã thay đổi của phòng khám Nội tổng hợp (Xóm Ngã Ba, xã Yên Phú) (18/07/2025 9:29:57 SA)
  • THÔNG BÁO Danh sách đăng ký hành nghề tại Trung tâm Y tế khu vực Phù Ninh 16.7.2025 (18/07/2025 9:27:46 SA)
  • THÔNG BÁO Danh sách đăng ký hành nghề tại Trung tâm Y tế khu vực Lâm Thao 16.7.2025 (18/07/2025 9:03:32 SA)
  • THÔNG BÁO Danh sách đăng ký hành nghề tại Trung tâm Y tế khu vực Thanh Thủy 16.7.2025 (18/07/2025 8:59:40 SA)
  • Số: 180/SYT-NVY V/v đăng tải thay đổi thời gian đăng ký hành nghề của người hành nghề KB,CB (Bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt) (18/07/2025 8:58:23 SA)
  • Số: 181/SYT-NVY V/v đăng tải thay đổi thời gian đăng ký hành nghề của người hành nghề KB,CB tại Phòng khám đa khoa Nam Long (18/07/2025 8:56:40 SA)
Loading...
Loading...

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ Y TẾ TỈNH PHÚ THỌ

  • Địa chỉ: Đường Trần Phú - Phường Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ
  • Tel: (0210) 386 8888
  • Email: soyte@phutho.gov.vn - Website: Https://soyte.phutho.gov.vn
  • Giấy phép số: 10/GP-TTĐT ngày 10/9/2015 của Giám đốc Sở TT&TT  tỉnh Phú Thọ
Chung nhan Tin Nhiem Mang