.
  •  
Danh mục
Loading...

 

Liên kết

Số lượng truy cập

  • Đang trực tuyến:  
  • Tổng lượt truy cập:
  1. Trang chủ    
  2. Tin nổi bật

Tiêm vắc-xin là cách phòng bệnh bạch hầu tốt nhất

Ngày xuất bản : 28/09/2020
Tiêm vắc-xin là cách tốt nhất để phòng bệnh bạch hầu. Khi có đủ số người được chủng ngừa bệnh bạch hầu, toàn bộ cộng đồng sẽ ít có khả năng mắc bệnh này. Vì vậy, khi bạn và gia đình được tiêm vắc-xin, bạn sẽ giúp bản thân và cộng đồng khỏe mạnh.

Bạch hầu là một trong những bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn gây ra, tạo thành các giả mạc bám vào niêm mạc họng, mũi khiến người bệnh khó nuốt và khó thở. Theo thời gian, các giả mạc này sẽ sản sinh độc tố gây ức chế hoạt động của gan, tim và các dây thần kinh. Một số biến chứng của bạch hầu có thể kể đến như: viêm cơ tim, suy cơ hoành, viêm dây thần kinh, suy hô hấp cấp... có thể gây tử vong. Bệnh dễ gây thành dịch, lây lan và có nhiều diễn biến phức tạp khi tồn tại trong cộng đồng. Bạch hầu lây từ người sang người khi: Tiếp xúc thường xuyên với người bệnh; Chạm vào dịch bài tiết hoặc dùng chung các loại vật dụng cá nhân mà người bệnh đã sử dụng qua.

Bệnh bạch hầu từng là nguyên nhân phổ biến gây ra cả bệnh tật và tử vong ở trẻ em. Trong những năm 1920, Hoa Kỳ đã từng có tới 200.000 trường hợp mắc mỗi năm. Nhờ tiêm vắc-xin bạch hầu, con số đó đã giảm tới 99,9%.

Có 4 loại vắc-xin bảo vệ chống bệnh bạch hầu bao gồm: vắc-xin DTaP (bảo vệ trẻ em khỏi bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà); vắc-xin DT (bảo vệ trẻ em khỏi bệnh bạch hầu và uốn ván); vắc-xin Tdap (bảo vệ thanh thiếu niên và người lớn khỏi bị uốn ván, bạch hầu và ho gà) và vắc-xin Td  (bảo vệ thanh thiếu niên và người lớn từ uốn ván và bạch hầu).

Tất cả những người chưa từng được tiêm chủng đầy đủ vắc-xin bạch hầu đều có thể bị bệnh. Tiêm vắc-xin phòng bệnh bạch hầu là biện pháp phòng bệnh hiệu quả vì có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong.


Tiêm phòng bạch hầu cho trẻ.

Ai cần tiêm vắc-xin bạch hầu?

Mọi người đều cần vắc-xin bạch hầu trong suốt cuộc đời của mình. Điều đó có nghĩa là tất cả mọi người cần được tiêm phòng đầy đủ các mũi ở giai đoạn trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đồng thời tiêm nhắc lại khi trưởng thành. Cụ thể:

Trẻ sơ sinh và trẻ em đến 6 tuổi: Ở giai đoạn này, trẻ được tiêm vắc-xin DTaP như một phần trong lịch trình tiêm vắc-xin thông thường (nằm trong chương trình tiêm chủng). Trẻ nhỏ cần 1 liều vắc-xin tại các thời điểm: 2 tháng; 3 tháng; 4 tháng (hoặc 2 tháng, 4 tháng và 6 tháng); 15-18 tháng; 4-6 năm.

Trường hợp trẻ đã có một phản ứng nghiêm trọng với thành phần ho gà có trong vắc-xin DTaP, có thể được chủng ngừa bằng vắc-xin DT thay thế.

Thanh thiếu niên từ 7-18 tuổi: Cần tiêm 1 mũi vắc-xin Tdap ở tuổi 11 hoặc 12 như một phần trong lịch tiêm vắc-xin thông thường.

Người lớn từ 19 tuổi trở lên: Người lớn cần tiêm 1 mũi vắc-xin Td sau mỗi 10 năm như một phần trong lịch trình tiêm chủng vắc-xin thông thường.

Phụ nữ mang thai: Cần tiêm 1 mũi vắc-xin Tdap trong 3 tháng thứ 3 của mỗi thai kỳ.

Ai không nên tiêm vắc-xin bạch hầu?

Bạn không nên tiêm vắc-xin bạch hầu nếu bạn: Bị dị ứng đe dọa tính mạng với bất kỳ thành phần nào trong vắc-xin; đã có một phản ứng nghiêm trọng với vắc-xin bạch hầu, uốn ván hoặc ho gà trong quá khứ.

Hãy chắc chắn nói với bác sĩ của bạn trước khi tiêm vắc-xin nếu bạn: Có cơn động kinh hoặc các vấn đề khác về hệ thần kinh; bị đau hoặc sưng nghiêm trọng sau khi tiêm vắc-xin bạch hầu, uốn ván hoặc ho gà; hoặc bị Hội chứng Guillain-Barré (một rối loạn hệ thống miễn dịch).

Nếu bạn bị bệnh, cần phải đợi cho đến khi bạn cảm thấy tốt hơn để chủng ngừa bệnh bạch hầu.

Tác dụng phụ của vắc-xin bạch hầu

Tác dụng phụ thường nhẹ và hết sau vài ngày. Chúng có thể bao gồm: Đau, sưng hoặc đỏ khi tiêm; Sốt nhẹ và ớn lạnh; Nhức đầu và đau nhức cơ thể; Cảm thấy mệt; Đau dạ dày, nôn mửa, và tiêu chảy; Không cảm thấy đói; Quấy khóc (ở trẻ em)... Tuy nhiên, cần nhớ rằng tiêm vắc-xin bạch hầu là giải pháp an toàn và tốt nhất để phòng bệnh.

 

Hiệu quả bảo vệ của vắc-xin cao, miễn dịch bảo vệ sau tiêm vắc-xin thường kéo dài khoảng 10 năm nhưng sẽ giảm dần theo thời gian. Do vậy, nếu không tiêm nhắc lại vẫn có thể mắc bệnh. Mọi người cần tiêm vắc-xin nhắc để duy trì mức độ bảo vệ.

Trong tình hình xuất hiện ca bệnh bạch hầu rải rác ở một số tỉnh thành, trẻ lớn và người lớn có tiền sử tiêm chủng không đầy đủ, không rõ ràng cũng nên đến các cơ sở tiêm chủng để được tư vấn sử dụng các vắc-xin phòng bệnh bạch hầu phù hợp. Tiếp theo lịch tiêm bắt buộc, trẻ lớn hơn và người lớn được khuyến cáo tiêm nhắc vắc-xin ngừa bạch hầu.

 Suckhoedoisong.vn

 

 

 

Tin liên quan

  • Bảo vệ sức khỏe cho người cao tuổi trong mùa Thu - Đông (11/10/2024 2:20:03 CH)
  • Trẻ từ 5 - 11 tuổi được tiêm vaccine COVID-19 sẽ giảm tỷ lệ nhập viện và bệnh nặng (18/04/2022 9:01:52 SA)
  • Mới nhất: Bộ Y tế nói rõ F0 không được ra khỏi nhà (15/03/2022 8:11:09 SA)
  • Quân dân Y kết hợp tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại xã Yên Kiện, huyện Đoan Hùng (08/03/2022 11:15:16 SA)
  • Những đối tượng nào không được dùng Molnupiravir trong chữa trị COVID-19? (22/02/2022 9:33:36 SA)
  • Diễn biến tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Tính đến 18h00 ngày 01/02/2022) (01/02/2022 7:40:19 CH)
  • Những điều hành khách đi máy bay dịp Tết Nguyên đán cần biết (24/01/2022 2:57:12 CH)
  • Đánh giá cấp độ dịch ngày 5/1/2022 (05/01/2022 8:35:42 SA)
  • Dịch diễn biến nhanh, Bộ Y tế áp dụng nhiều biện pháp ứng phó (17/12/2021 9:45:18 SA)
  • Đánh giá cấp độ dịch ngày 15/11/2021 (theo Nghị quyết 128/NQ-CP, ngày 11/10/2021 của Chính phủ; Quyết định 4800/QĐ-BYT, ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế) (16/11/2021 9:17:16 SA)
  • Infographic: thông tin cần biết về Vắc xin Vero Cell (22/10/2021 10:50:59 SA)
  • Bệnh dại và cách phòng tránh (29/09/2021 8:57:39 SA)
  • Cập nhật vùng có dịch COVID-19 đến 06h00 ngày 26/9/2021 (26/09/2021 12:51:04 CH)
  • Cập nhật Vùng có dịch ngày 16/8/2021 (16/08/2021 8:06:23 SA)
  • Cập nhật Vùng có dịch COVID-19 mới đến 6h00 ngày 3/8/2021 (05/08/2021 11:46:32 SA)
Xem tiếp các tin khác
Các tin khác:
  • Thông điệp hưởng ứng Ngày Thế giới không Thuốc lá 31/5/2025 và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá 25 – 31/5/2025 (28/05/2025 10:45:10 SA)
  • Biến thể mới của COVID-19 không có nguy cơ gia tăng đối với sức khoẻ cộng đồng (28/05/2025 10:21:06 SA)
  • Tặng quà, chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện Tâm thần Phú Thọ (28/05/2025 10:14:19 SA)
  • Đoàn công tác Trung tâm Y tế huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc và Trung tâm Y tế thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang tham quan, trao đổi kinh nghiệm tại TTYT Thanh Sơn (27/05/2025 4:50:51 CH)
  • Trung tâm Y tế huyện Tam Nông: Cấp cứu kịp thời bé trai 10 tuổi bị mảnh kính đâm xuyên bàn tay (27/05/2025 4:29:58 CH)
  • Đảm bảo công tác y tế, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống dịch bệnh tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 và xét công nhận tốt nghiệp THPT năm học 2024 – 2025 (27/05/2025 4:16:51 CH)
  • Cụ bà nhập viện do chó cắn nghiêm trọng (27/05/2025 4:04:53 CH)
  • Trung tâm Y tế huyện Tân Sơn phẫu thuật cắt khối u ổ bụng nặng 2,5kg (27/05/2025 2:42:04 CH)
  • THÔNG BÁO Danh sách đăng ký hành nghề tại Bệnh viện Y dược cổ truyền và Phục hồi chức năng 26.5.2025 (27/05/2025 9:55:30 SA)
  • Số: 2218/SYT-NVD V/v chấp thuận điều tiết thuốc Gói thầu số 01: Gói thầu thuốc Generic (Lần 09). (27/05/2025 9:53:58 SA)
  • Số: 2214/SYT-NVD V/v kiểm tra, xử lý, truy tìm nguồn gốc thuốc giả NEXIUM 40 mg (27/05/2025 9:52:25 SA)
  • QUYẾT ĐỊNH Về việc cấp Giấy chứng nhận “Thực hành tốt phân phối thuốc” đối với Chi nhánh Phú Thọ - Công ty cổ phần dược phẩm Savi (27/05/2025 9:49:11 SA)
  • Lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Đoan Hùng thăm hỏi, tặng quà cụ ông 105 tuổi đang điều trị tại Trung tâm (27/05/2025 9:23:35 SA)
  • Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng tỉnh: Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy (27/05/2025 9:21:42 SA)
  • Sốt xuất huyết, tay chân miệng, COVID-19 có xu hướng tăng: Bộ Y tế yêu cầu tổ chức đợt chiến dịch cao điểm phòng chống (27/05/2025 9:17:12 SA)
Loading...
Loading...

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ Y TẾ TỈNH PHÚ THỌ

  • Địa chỉ: Gia Cẩm - Việt Trì - Phú Thọ
  • Tel: (0210) 386 8888
  • Email: soyte@phutho.gov.vn - Website: Https://soyte.phutho.gov.vn
  • Giấy phép số: 10/GP - TTĐT ngày 10/9/2015 của Giám đốc sở TT&TT tỉnh Phú Thọ
Chung nhan Tin Nhiem Mang