.
  •  
Danh mục
Loading...

 

Liên kết

Số lượng truy cập

  • Đang trực tuyến:  
  • Tổng lượt truy cập:
  1. Trang chủ    
  2. Tin khác

Bác sĩ cảnh báo bệnh Whitmore mùa mưa bão

Ngày xuất bản : 20/11/2020

Liên tục trong thời gian qua có sự gia tăng các ca bệnh Whitmore. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, gây tử vong nhanh, hiện chưa có vắc xin phòng bệnh. PGS.TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, BV Bạch Mai đã đưa ra những khuyến cáo phòng bệnh cần thiết cho người dân trong mùa mưa bão này.

Từ đầu năm đến nay, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, BV Bạch Mai đã điều trị cho khoảng 30 bệnh nhân Whitmore. Hiện vẫn còn 3 trường hợp mắc bệnh này đang điều trị tại đây, đến từ các tỉnh Sơn La, Nghệ An và Hà Tĩnh.

Các bệnh nhân này đều trên 50 tuổi và có tiền sử bị bệnh đái tháo đường, sưng đau khớp gối, nhiễm trùng nặng, có bệnh nhân bị áp xe phổi... Do có biểu hiện lâm sàng đa dạng nên bệnh Whitmore rất dễ chẩn đoán nhầm sang bệnh khác khiến việc điều trị không hiệu quả.

Theo PGS. Cường, mùa mưa lũ là điều kiện thuận lợi cho bệnh Whitmore phát triển, do đó người dân cần nâng cao ý thức phòng bệnh và nhân viên y tế cần cảnh giác để chẩn đoán đúng, điều trị bệnh kịp thời.

Trước đó, Bệnh viện Trung ương Huế cũng đã phát đi cảnh báo về sự gia tăng đột biến của bệnh Whitmore do một loại vi khuẩn nguy hiểm được ghi nhận sau thời gian bão lũ chồng chất của miền Trung.

Bệnh viện Trung ương Huế tiếp nhận gần 30 bệnh nhân Whitmore trong một tháng rưỡi qua, trong khi 9 tháng đầu năm chỉ có 11 ca. Trong số này, 50% bệnh nhân đến từ các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Trị, 50% bệnh nhân quê ở Thừa Thiên - Huế. Nhiều người nhập viện ở giai đoạn muộn, bị nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng... Quá trình điều trị do đó khó khăn, chi phí điều trị cao song kết quả không khả quan.

Theo các bác sĩ, sự tăng đột biến số lượng ca Whitmore trong tháng 9, 10 và 11 tại Việt Nam tương đổng với những kết quả nghiên cứu ở các vùng dịch bệnh khác trên thế giới. Số bệnh nhân Whitmore thường liên quan chặt chẽ và tỷ lệ thuận với tình trạng mưa lũ hàng năm.

Tỉ lệ tử vong lên tới 40%

Bệnh Whitmore còn gọi là bệnh Melioidosis, do trực khuẩn Burkholderia Pseudomallei gây ra. Vi khuẩn được tìm thấy trong đất, nước bẩn, đồng ruộng và các vùng nước tù đọng, lây lan sang người và động vật qua tiếp xúc trực tiếp.

"Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, người mắc Whitmore có thể tử vong. Tỉ lệ tử vong lên tới 40%" - PGS. Cường cho hay.

Bệnh có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng (bao gồm sốt, với các kiểu như sốt cơn hoặc sốt kèm theo lạnh run, sốt kéo dài, suy hô hấp, loét da, viêm đường tiết niệu, viêm phổi, áp xe ở gan, lách, nhiễm trùng huyết, suy đa phủ tạng...). Bệnh khó chẩn đoán và có thể tử vong do biến chứng viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng. Những người có bệnh nền (đái tháo đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch...) có nguy cơ cao mắc bệnh.

Bệnh Whitmore được điều trị bằng cách sử dụng các kháng sinh có nhạy cảm với các chủng B. pseudomallei và các thuốc điều trị các triệu chứng, biến chứng kèm theo, đồng thời chăm sóc, điều dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bệnh.

Bệnh Whitmore không lây truyền từ người sang người. Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh. Các biện pháp phòng bệnh chủ yếu là đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng bảo hộ lao động khi làm việc có tiếp xúc với đất, bùn, nước bị nhiễm khuẩn hoặc trong môi trường không đảm bảo vệ sinh, vệ sinh diệt khuẩn vết rách da, trầy xước hoặc bỏng bị nhiễm bẩn và thực hiện ăn chín uống chín…

Để chủ động phòng bệnh Whitmore, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp như sau:

- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bẩn, đặc biệt tại những nơi bị ô nhiễm nặng. Không tắm gội, bơi, ngụp lặn ở các ao, hồ, sông tại/gần nơi bị ô nhiễm.

- Sử dụng đồ bảo hộ lao động (giày, ủng, găng tay…) đối với những người thường xuyên việc ngoài trời, tiếp xúc với đất, bùn và nước bẩn.

- Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước và sau khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi làm ruộng.

- Thực hiện ăn chín, uống chín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; không giết mổ, ăn thịt động vật, gia súc, gia cầm bị ốm chết.

- Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh.

- Những người có bệnh tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễm dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các vết thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

- Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện và điều trị kịp thời.

Suckhoedoisong.vn

Tin liên quan

  • Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long kiểm tra công tác chuẩn bị diễn tập y tế phục vụ Đại hội Đảng lần thứ XIII (08/01/2021 10:50:29 SA)
  • Đã có Mạng xã hội đầu tiên dành cho ngành y tế mang thương hiệu made in Việt Nam (11/01/2021 9:31:20 SA)
  • Tầm quan trọng của các chất dinh dưỡng với cơ thể (17/12/2020 8:27:31 SA)
  • Bộ Y tế triển khai sử dụng phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng (11/12/2020 11:51:37 SA)
  • Phòng bệnh mùa lạnh cho trẻ (09/12/2020 3:03:48 CH)
  • Phòng chống rét: Không dùng bếp than để sưởi ấm trong phòng kín (07/12/2020 1:33:03 CH)
  • Nguy cơ ung thư tuyến giáp từ bức xạ điện thoại di động (27/11/2020 1:58:14 CH)
  • Nước sạch, giải pháp an toàn trong và sau bão lũ (26/11/2020 4:16:39 CH)
  • Hãy dùng kháng sinh đúng cách vì tương lai của chính chúng ta (25/11/2020 8:11:20 SA)
  • Bộ Y tế hướng dẫn chẩn đoán, điều trị viêm phổi ở người lớn, nhấn mạnh việc tiêm phòng (08/01/2021 11:13:45 SA)
  • Hội chứng cổ vai và tư thế hằng ngày của bạn (20/11/2020 1:25:31 CH)
  • Ngày nhà tiêu Thế giới năm 2020: " Vệ sinh bền vững và biến đổi khí hậu" (19/11/2020 9:05:32 SA)
  • Hội chứng vùi lấp và cách xử trí (08/01/2021 11:26:29 SA)
  • Bộ trưởng Bộ Y tế: Công khai mọi dịch vụ công của ngành y tế (18/11/2020 2:04:03 CH)
Xem tiếp các tin khác
Các tin khác:
  • Cách đơn giản giúp phòng ngừa bệnh tim mạch (25/01/2021 2:37:08 CH)
  • Vắc-xin COVID-19 “made in Vietnam” Triển vọng và thách thức (25/01/2021 2:32:55 CH)
  • Hơn 10 nghìn mẫu xét nghiệm lần 2 của Đại biểu và khối phục vụ Đại hội Đảng âm tính với SARS-CoV-2 (25/01/2021 2:17:42 CH)
  • 48h Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc COVID-19 mới (25/01/2021 3:46:32 CH)
  • Hội nghị giao ban trực tuyến toàn quốc công tác phòng, chống dịch COVID-19 (24/01/2021 8:49:59 CH)
  • Dịch COVID-19: Kiểm soát chặt chẽ biên giới, ngăn chặn triệt để nhập cảnh trái phép (22/01/2021 2:21:09 CH)
  • Chiều 21/1, thêm 2 người về từ Mỹ mắc COVID-19, Việt Nam có 1.546 bệnh nhân (22/01/2021 2:09:32 CH)
  • Ăn thế nào để khỏe và duy trì cân nặng hợp lý? (22/01/2021 2:03:38 CH)
  • 10 sai lầm trong bảo vệ sức khỏe mùa đông (21/01/2021 3:01:48 CH)
  • Hôm nay, tiêm thử nghiệm vắc xin COVID-19 thứ 2 của Việt Nam trên người tình nguyện (21/01/2021 2:53:22 CH)
  • Chiều 20/1, bé gái 10 tuổi cùng 3 người khác mắc mới COVID-19 (21/01/2021 2:40:59 CH)
  • Nhà khoa học nghiên cứu hàng loạt vắc xin nhận danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới (20/01/2021 1:39:12 CH)
  • Chiều 19/1, Đà Nẵng có 1 ca mắc mới COVID-19 là nam thanh niên nhập cảnh từ Mỹ (20/01/2021 1:31:18 CH)
  • Năm 2020, hơn 122 nghìn người Việt tử vong vì ung thư (20/01/2021 2:02:02 CH)
  • Sản xuất được Cloramin B – Việt Nam đã chủ động hoá chất phòng chống dịch (19/01/2021 11:33:16 SA)
Loading...
Loading...

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ Y TẾ TỈNH PHÚ THỌ

  • TTƯT. TS.Nguyễn Huy Ngọc - Giám đốc Sở Y Tế tỉnh Phú Thọ
  • Địa chỉ: Gia Cẩm - Việt Trì - Phú Thọ
  • Tel: (0210) 386 8888
  • Email: soyte@phutho.gov.vn - Website: Https://soyte.phutho.gov.vn
  • Giấy phép số: 10/GP - TTĐT ngày 10/9/2015 của Giám đốc sở TT&TT tỉnh Phú Thọ