.
  •  
Danh mục
Loading...

 

Liên kết

Số lượng truy cập

  • Đang trực tuyến:  
  • Tổng lượt truy cập:
  1. Trang chủ    
  2. Thông tin y học

Những thời điểm trong ngày dễ bị đột quỵ

Ngày xuất bản : 11/01/2021

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não- căn bệnh đặc biệt nguy hiểm- rất dễ dẫn đến tử vong. Thông thường, mọi người chỉ để ý đến nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh lý. Tuy nhiên, đối với bệnh đột quỵ thì thời điểm phát bệnh là một yếu tố không thể chủ quan. Biết được các biểu hiện của đột quỵ, đặc biệt là thời điểm xảy ra đột quỵ là bạn đã làm chủ được cuộc sống của mình.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, biến thiên của huyết áp và độ đặc của máu trong 24 giờ có tác động đến sự hình thành đột quỵ, dẫn đến bệnh dễ khởi phát vào một số thời điểm nhất định trong ngày.

Thông thường, huyết áp của cơ thể xuống mức thấp nhất vào lúc khoảng 3 giờ sáng, sau đó tăng dần lên và tăng nhanh lúc người ta thức dậy vào buổi sáng. Lúc này cơ thể tiết ra hoóc-môn Adrenaline và các hoóc-môn gây căng thẳng khác, làm tăng áp lực máu và nhu cầu oxy. Sau một đêm, cơ thể đã mất đi một lượng nước tương đối lớn, máu trở nên keo đặc hơn, tim phải làm việc vất vả để bơm đẩy máu đi.

Một nguyên nhân khác liên quan đến đột quỵ buổi sáng là do lượng nitric oxit thấp vào lúc đó. Nitric Oxit (gọi tắt là NO) có vai trò quan trọng trong việc cầm máu. Nó tham gia vào hầu hết quá trình sinh học trong cơ thể như sự thức tỉnh, chức năng sinh dục, cảm giác đau, hài lòng, điều tiết máu và các chất dinh dưỡng… NO có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình lão hóa, mở rộng mạch máu tăng dòng chảy đưa oxy và các chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể. Vào ban đêm, NO bị tiêu thụ nhiều nhất nên khi sáng sớm cơ thể dễ bị thiếu NO, làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Khoảng thời gian từ 18 đến 19 giờ cũng là thời điểm huyết áp tăng cao. Qua thực tế, nhiều bệnh nhân nhập viện vào các thời điểm này. Tăng huyết áp khiến thành mạch máu bị tổn thương, thậm chí có thể vỡ ở những mạch máu nhỏ như mạch máu não, gây xuất huyết não hoặc hình thành cục máu đông, làm tắc mạch máu và dẫn đến đột quỵ. Khi tăng huyết áp sẽ tăng nhu cầu oxy cho cơ tim, các mảng xơ vữa động mạch vành có nguy cơ tổn thương, dễ bị rách vỡ, bong. Khi đó chúng kích hoạt tiểu cầu gây ra nhồi máu cơ tim cấp.

Mặt khác, độ đặc của máu cũng là một trong những tác nhân cơ bản hình thành đột quỵ. Độ đặc của máu có tăng theo một quy luật nhất định, từ 4 đến 8 giờ sáng là lúc máu đặc nhất, sau đó loãng ra. 12 giờ đêm là thời điểm máu loãng nhất rồi dần đặc lại. Vì vậy, những cơn đột quỵ thường xảy ra vào sáng sớm, là thời điểm máu đặc nhất.

Các chuyên gia y tế lưu ý, những người có nguy cơ cao chẳng hạn như cao tuổi, thừa cân béo phì, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch…, không nên rời khỏi giường ngay lúc thức giấc buổi sáng, và cần nhận được sự trợ giúp nếu xuất hiện các dấu hiệu của đột quỵ.

Suckhoedoisong.vn

Tin liên quan

  • Lựa chọn thực phẩm an toàn dịp Tết (29/01/2021 3:38:36 CH)
  • Dinh dưỡng - yếu tố quan trọng để có hệ miễn dịch khỏe mạnh (22/10/2020 3:38:06 CH)
  • Bác sĩ chỉ cách tránh viêm họng trong mùa lạnh (22/10/2020 3:35:08 CH)
  • Phòng thừa cân béo phì: Dinh dưỡng lành mạnh và lối sống năng động (22/10/2020 3:25:01 CH)
  • Dinh dưỡng hợp lý để phát triển bền vững (15/10/2020 4:08:13 CH)
  • Bí quyết để trẻ hứng thú với bữa ăn (14/10/2020 9:20:25 SA)
  • Thông điệp truyền thông Chủ đề của Tuần lễ “Dinh dưỡng và Phát triển” năm 2020: “Dinh dưỡng hợp lý để phát triển bền vững” (15/10/2020 9:38:57 SA)
  • WHO ban hành hướng dẫn giúp các quốc gia duy trì dịch vụ y tế thiết yếu trong đại dịch COVID-19 (17/04/2020 4:11:39 CH)
  • Chăm sóc sức khỏe tâm thần trong thời điểm xảy ra dịch bệnh (17/04/2020 4:04:03 CH)
  • Việt Nam sử dụng công cụ điều tra vụ dịch của WHO cho COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác (17/04/2020 2:44:05 CH)
  • Phẫu thuật lasik - những điều nên biết (07/04/2020 3:16:07 CH)
Xem tiếp các tin khác
Các tin khác:
  • MƯỜI HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT CỦA NGÀNH Y TẾ PHÚ THỌ Năm 2020 (13/04/2021 10:40:41 SA)
  • Trung tâm Y tế huyện Hạ Hòa – Sáng ngời tấm lòng y đức (13/04/2021 11:01:38 SA)
  • Phú Thọ tiếp nhận 9.900 liều vắc xin COVID-19 (13/04/2021 9:24:41 SA)
  • Cập nhật Danh sách ổ dịch COVID-19 mới đến 07h00 ngày 13/4/2021 (13/04/2021 11:24:54 SA)
  • Nói chuyện chuyên đề Phòng chống tác hại của thuốc lá tại cộng đồng (13/04/2021 9:40:16 SA)
  • Sáng 13/4: Thêm 2 ca mắc COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh (13/04/2021 8:44:25 SA)
  • NGƯỜI LUÔN GIỮ “LỬA” VỚI NGHỀ (13/04/2021 11:04:09 SA)
  • Nữ y sỹ Trạm Y tế xã Xuân Sơn tâm huyết với nghề (13/04/2021 10:41:42 SA)
  • Tập huấn an toàn tiêm chủng chuẩn bị triển khai tiêm vắc xin COVID-19 (13/04/2021 9:16:11 SA)
  • Ăn gì để ngừa biến chứng do rối loạn lipid máu? (13/04/2021 8:46:32 SA)
  • Tết tại Bệnh viện Tâm thần Phú Thọ (13/04/2021 11:28:19 SA)
  • Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới (13/04/2021 11:02:47 SA)
  • Dấu ấn hoạt động ngành Y tế Phú Thọ năm 2020 (13/04/2021 11:01:00 SA)
  • Hơn 58.400 người Việt đã tiêm ngừa COVID-19; các địa phương chuẩn bị nhận vắc xin đợt 2 (12/04/2021 9:16:03 SA)
  • Cập nhật Danh sách ổ dịch COVID-19 mới đến 06h00 ngày 12/4/2021 (12/04/2021 9:05:56 SA)
Loading...
Loading...

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ Y TẾ TỈNH PHÚ THỌ

  • TTƯT. TS.Nguyễn Huy Ngọc - Giám đốc Sở Y Tế tỉnh Phú Thọ
  • Địa chỉ: Gia Cẩm - Việt Trì - Phú Thọ
  • Tel: (0210) 386 8888
  • Email: soyte@phutho.gov.vn - Website: Https://soyte.phutho.gov.vn
  • Giấy phép số: 10/GP - TTĐT ngày 10/9/2015 của Giám đốc sở TT&TT tỉnh Phú Thọ