.
  •  
Danh mục
Loading...

 

Liên kết

Số lượng truy cập

  • Đang trực tuyến:  
  • Tổng lượt truy cập:
  1. Trang chủ    
  2. Bệnh truyền nhiễm

Hôm nay, tiêm thử nghiệm vắc xin COVID-19 thứ 2 của Việt Nam trên người tình nguyện

Ngày xuất bản : 21/01/2021

Hôm nay, ngày 21/1, vắc xin ngừa COVID-19 thứ 2 của Việt Nam mang tên Covivac sẽ khởi động thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 trên người tình nguyện tại Đại học Y Hà Nội, sớm hơn gần 2 tháng so với kế hoạch ban đầu.

Việc khởi động thử nghiệm giai đoạn 1 vắc xin Covivac trên người do Viện Vắc xin và sinh phẩm y tế Nha Trang (IVAC), Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương và Đại học Y Hà Nội thực hiện.

Đây là vắc xin ngừa COVID-19 thứ 2 sản xuất tại Việt Nam (sau vắc xin NanoCovax) đang thực hiện thử nghiệm trên người.

Ông Dương Hữu Thái - Viện trưởng IVAC cho hay theo đề cương, giai đoạn 1 của nghiên cứu này sẽ tiêm thử nghiệm trên 120 người từ 18-59 tuổi, kéo dài trong khoảng 3 tháng.

Vắc xin Covivac được sản xuất bằng công nghệ virus vector trên môi trường trứng gà có phôi. Đây cũng là dây chuyền sản xuất đang được công ty sử dụng sản xuất vắc xin ngừa cúm.

Vắc xin Covivac phòng COVID-19 do IVAC sản xuất sẽ được tiêm thử nghiệm trên người vào ngày 21/2021. Đây là vắc xin thứ 2 của Việt Nam được thử nghiệm trên người.

Vắc xin này đã được thử nghiệm trên động vật như chuột đất vàng, chuột nhắt, thỏ... Kết quả cho thấy vắc xin tạo được miễn dịch cao trên động vật.

"Vắc xin đã được đánh giá có tính an toàn, khả năng miễn dịch hiệu lực bảo vệ trên động vật. Vì vậy, IVAC trình Bộ Y tế để thử nghiệm trên người"- TS Dương Hữu Thái thông tin.

Trước đó, IVAC dự kiến thử nghiệm lâm sàng vào tháng 3/2021. Như vậy, tiến độ nghiên cứu của IVAC nhanh hơn dự kiến gần hai tháng.

Vắc xin sẽ được chia ra nhiều hàm lượng liều khác nhau ứng với liều tiêm khác nhau và được thử với nhiều nhóm đối tượng, qua ba giai đoạn. Dự kiến liều lượng tiêm cho mỗi đối tượng là 1mcg, 3mcg và mỗi đối tượng tiêm 2 mũi cách nhau 28 ngày.

Quá trình đó, IVAC cùng các đơn vị của Bộ Y tế sẽ theo dõi tình hình của tình nguyện viên, diễn ra thuận lợi sẽ tiến hành các bước tiếp theo.

Tình nguyện viên tham gia thử nghiệm giai đoạn 1 tuổi từ 18 đến 59, khỏe mạnh, không mắc bệnh nền và được sàng lọc kỹ, cùng những tiêu chí đặc thù khác. Giai đoạn 1 sẽ kết thúc vào tháng 4-2020.

Việt Nam hiện có 4 đơn vị tham gia nghiên cứu, sản xuất vắc xin COVID-19, gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH); Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Vắc xin và Sinh phẩm y tế (POLYVAC); Viện Vắc xin và Sinh phẩm y tế (IVAC) và Công ty trách nhiệm hữu hạn Dược Nanogen (NANOGEN).

Hiện NANOGEN cùng Học viện Quân Y đã hoàn tất hơn nửa chặng đường thử nghiệm vắc xin NanoCovax giai đoạn 1 đánh giá độ an toàn của vắc xin. Cụ thể: Liều 25mcg (nhóm 1a): Tiêm đủ 2 mũi cho toàn bộ 20 tình nguyện viên; Liều 50mcg (nhóm 1b): Tiêm đủ mũi 1 cho 20 tình nguyện viên, 3 tình nguyện đầu tiên tiêm mũi 2; Liều 75mcg (nhóm 1c): Tiêm đủ mũi 1 cho toàn bộ 20 tình nguyện viên.

Suckhoedoisong.vn

Tin liên quan

  • SỞI - NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT (21/03/2025 10:00:40 CH)
  • Tiêm vắc xin sởi – biện pháp phòng bệnh sởi hiệu quả và an toàn (21/03/2025 9:51:14 CH)
  • Infographic: Khuyến cáo phòng bệnh sởi (17/03/2025 1:52:01 CH)
  • Bài phát thanh Bệnh sởi và cách phòng tránh (17/03/2025 3:52:36 CH)
  • NHỮNG DẤU HIỆU BỆNH TIÊU CHẢY CẤP DO VI-RÚT ROTA CHA MẸ CẦN LƯU Ý (10/03/2025 8:23:49 SA)
  • Infographic: Khuyến cáo về bệnh viêm màng não do não mô cầu (11/07/2024 7:06:53 CH)
  • Infographic: WHO cảnh báo mối đe doạ của Sốt xuất huyết (11/06/2024 4:42:49 CH)
  • BIỂU HIỆN VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH CÚM A/H5 Ở NGƯỜI (05/04/2024 5:57:32 CH)
  • Chủ động ngăn chặn bệnh cúm gia cầm xâm nhập vào Việt Nam, lây nhiễm sang người (21/12/2023 10:42:53 SA)
  • BỘ Y TẾ KHUYẾN CÁO 5 BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG HÔ HẤP (19/12/2023 2:54:43 CH)
  • CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ (09/11/2023 4:09:57 CH)
  • Infographic: Bệnh thuỷ đậu và những điều cần biết (02/08/2023 2:29:03 CH)
  • Infographic: Thông tin về bệnh Mác-bớc (01/04/2023 9:08:48 SA)
  • Sở Y tế yêu cầu các đơn vị y tế trên địa bàn chủ động giám sát phòng, chống dịch bệnh Mác-bớc (30/03/2023 10:24:19 SA)
  • Bộ NN&PTNT ra công điện khẩn chống cúm gia cầm lây sang người (25/10/2022 9:29:06 SA)
Xem tiếp các tin khác
Các tin khác:
  • Đoàn công tác Trung tâm Y khu vực Tam Đảo thăm và làm việc tại Trung tâm Y tế khu vực Cẩm Khê (16/07/2025 3:09:47 CH)
  • Hậu quả khó lường vì tự ý đắp thuốc nam trị khối u bụng (16/07/2025 3:07:22 CH)
  • Cứu sống sản phụ mang thai lần 4 mắc rau tiền đạo trung tâm, rau cài răng lược xuyên qua cơ tử cung và thành bàng quang cực nguy hiểm (16/07/2025 3:04:12 CH)
  • Khuyến cáo phòng, chống một số bệnh thường gặp trong lụt bão, mưa lũ (16/07/2025 2:58:51 CH)
  • Chuyển đổi số từ cơ sở - Chìa khóa vận hành hiệu quả mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (16/07/2025 12:42:03 CH)
  • QUYẾT ĐỊNH Về việc thu hồi số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩmCông ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất & Thương mại Athena Việt Nam (16/07/2025 9:52:58 SA)
  • QUYẾT ĐỊNH Về việc cấp Chứng chỉ hành nghề dược 15.7.2025 (16/07/2025 9:47:33 SA)
  • KỸ NĂNG THOÁT HIỂM KHI BỊ DÒNG CHẢY CUỐN TRÔI XA BỜ (15/07/2025 4:43:44 CH)
  • KỸ NĂNG THOÁT HIỂM KHI GẶP VÙNG NƯỚC XOÁY (15/07/2025 4:41:45 CH)
  • KỸ NĂNG XỬ LÝ KHI BỊ CHUỘT RÚT (15/07/2025 4:37:58 CH)
  • Thông điệp phòng, chống đuối nước (15/07/2025 4:34:51 CH)
  • Poster Đừng để con trẻ đuối nước (15/07/2025 4:29:19 CH)
  • Tờ rơi Kiến thức, kỹ năng dành cho gia đình về phòng chống đuối nước trẻ em dưới 5 tuổi (15/07/2025 4:28:22 CH)
  • Tờ rơi Các giải pháp hiệu quả phòng chống đuối nước (15/07/2025 4:25:26 CH)
  • Tờ rơi Hướng dẫn kỹ năng cứu đuối an toàn (15/07/2025 4:23:59 CH)
Loading...
Loading...

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ Y TẾ TỈNH PHÚ THỌ

  • Địa chỉ: Đường Trần Phú - Phường Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ
  • Tel: (0210) 386 8888
  • Email: soyte@phutho.gov.vn - Website: Https://soyte.phutho.gov.vn
  • Giấy phép số: 10/GP-TTĐT ngày 10/9/2015 của Giám đốc Sở TT&TT  tỉnh Phú Thọ
Chung nhan Tin Nhiem Mang