.
  •  
Danh mục
Loading...

 

Liên kết

Số lượng truy cập

  • Đang trực tuyến:  
  • Tổng lượt truy cập:
  1. Trang chủ    
  2. Tin khác

5 lời khuyên về ăn uống trước và sau khi tiêm vaccine COVID-19

Ngày xuất bản : 06/07/2021

Các loại vắc xin COVID-19 hiện đang áp dụng tiêm hai liều cách nhau và chúng có một số tác dụng phụ như mệt mỏi đau đầu, buồn nôn,,,. Sau đây là 5 lời khuyên về ăn uống trước và sau khi tiêm giúp bạn khắc phục phần nào sự cố này.

1. Không tiêm vắc xin khi bụng đói

Thật ra, ăn trước tiêm dường như không liên quan gì đến hiệu quả của vắc xin, nhưng giúp bạn đủ năng lượng, tránh bị ngất xỉu hoặc cảm thấy chóng mặt, đặc biệt nếu bạn thuộc típ người hay sợ kim tiêm.

Trong quá trình hoàn thành tiêm chủng, thời gian chờ đợi trước tiêm có thể mất vài chục phút đến một giờ, và sau tiêm ít nhất 30 phút để theo dõi bất kỳ phản ứng dị ứng tiềm ẩn nào. Trong khi các cơ sở tiêm chủng không cho phép bạn ăn đồ ăn nhẹ trong khu vực chờ theo dõi. Vì vậy, các thức ăn dễ tiêu, bao gồm carbohydrate chưa tinh chế, chất béo lành mạnh và protein trước tiêm là rất cần thiết giúp bạn duy trì năng lượng trong chờ đợi, nhất là nếu bạn có cơ địa dễ hạ đường huyết.

2. Giữ đủ nước cho cơ thể

Đau đầu là một tác dụng phụ phổ biến của tiêm vắc xin COVID-19 và việc bị mất nước có thể làm cơn đau đầu trầm trọng hơn. Bạn cần uống nhiều nước như nước ép trái cây, trà hoặc các chất lỏng khác không quá nhiều đường, nên có chai nước bên cạnh để có thể uống trong ngày đi tiêm. Thông thường bạn nên uống đủ 8 ly nước cho mỗi ngày.

3. Không uống bia rượu

Không uống bia rượu trước khi tiêm vắc xin COVID-19. Sự kết hợp bia rượu với các tác dụng phụ có thể gặp sau khi tiêm làm các triệu chứng nặng lên. Bia rượu cũng gây khó khăn cho việc phân biệt giữa tác dụng phụ của vắc xin và tác dụng phụ của uống quá nhiều bia rượu. Mặt khác, bia rượu có thể làm gia tăng phản ứng viêm trong cơ thể. Cần tránh xa bia rượu để hỗ trợ sức khỏe tổng thể và hệ thống miễn dịch của mình sau khi tiêm vắc xin COVID-19.

4. Tăng cường các thực phẩm chống viêm

Sau khi tiêm vắc xin COVID-19, bạn cần hỗ trợ hệ thống miễn dịch của mình. Nên tăng cường các loại thực phẩm chống viêm, tránh thực phẩm tinh chế nhiều. Trong một bài báo xuất bản trên Tạp chí Dinh dưỡng của Anh, cho thấy, chế độ ăn uống chống viêm có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh COVID-19. Tốt nhất nên tập trung vào chất béo lành mạnh và thực phẩm ít chế biến. Theo website về sức khỏe của trường Đại học Havard, những thực phẩm có tác dụng chống viêm là: Cà chua; dầu ô liu; Rau lá xanh: rau bina, cải xoăn, rau cải, bắp cải và các loại rau lá xanh khác; Các loại hạt: hạnh nhân, quả óc chó và nhiều loại hạt khác; Cá béo như cá hồi, cá thu, cá mòi; Trái cây, đặc biệt là dâu tây, quả việt quất, anh đào và cam.

5. Dùng một số thực phẩm chống buồn nôn

Trong khi một số người sẽ cảm thấy khỏe mạnh bình thường sau khi tiêm vắc xin, nhưng một số người có thể cảm thấy mệt mỏi buồn nôn. Bạn có thể sử dụng một số thực phẩm chống buồn nôn như trà gừng hoặc gừng tươi, bạc hà, hạt thì là…

Suckhoedoisong.vn 

 

Tin liên quan

  • KỸ NĂNG THOÁT HIỂM KHI BỊ DÒNG CHẢY CUỐN TRÔI XA BỜ (15/07/2025 4:43:44 CH)
  • KỸ NĂNG THOÁT HIỂM KHI GẶP VÙNG NƯỚC XOÁY (15/07/2025 4:41:45 CH)
  • KỸ NĂNG XỬ LÝ KHI BỊ CHUỘT RÚT (15/07/2025 4:37:58 CH)
  • Thông điệp phòng, chống đuối nước (15/07/2025 4:34:51 CH)
  • Poster Đừng để con trẻ đuối nước (15/07/2025 4:29:19 CH)
  • Tờ rơi Kiến thức, kỹ năng dành cho gia đình về phòng chống đuối nước trẻ em dưới 5 tuổi (15/07/2025 4:28:22 CH)
  • Tờ rơi Các giải pháp hiệu quả phòng chống đuối nước (15/07/2025 4:25:26 CH)
  • Tờ rơi Hướng dẫn kỹ năng cứu đuối an toàn (15/07/2025 4:23:59 CH)
  • Bộ trưởng Đào Hồng Lan: Các đơn vị của ngành phải vào cuộc nghiêm túc thực hiện chuyển đổi số y tế (10/07/2025 11:36:16 SA)
  • Tích hợp định danh cá nhân vào đơn thuốc (10/07/2025 11:33:15 SA)
  • Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo cài ứng dụng VNeID giả mạo (08/07/2025 2:18:05 CH)
  • Infographic: Bộ Y tế khuyến cáo Phòng, chống Covid-19 (07/07/2025 4:45:28 CH)
  • Infographic Sốt xuất huyết (07/07/2025 4:43:44 CH)
  • Infographic Bệnh tay chân miệng (07/07/2025 4:39:01 CH)
  • Cách phân loại và xử lý rác thải y tế tại nhà người dân cần biết (02/07/2025 9:19:17 SA)
Xem tiếp các tin khác
Các tin khác:
  • KỸ NĂNG THOÁT HIỂM KHI BỊ DÒNG CHẢY CUỐN TRÔI XA BỜ (15/07/2025 4:43:44 CH)
  • KỸ NĂNG THOÁT HIỂM KHI GẶP VÙNG NƯỚC XOÁY (15/07/2025 4:41:45 CH)
  • KỸ NĂNG XỬ LÝ KHI BỊ CHUỘT RÚT (15/07/2025 4:37:58 CH)
  • Thông điệp phòng, chống đuối nước (15/07/2025 4:34:51 CH)
  • Poster Đừng để con trẻ đuối nước (15/07/2025 4:29:19 CH)
  • Tờ rơi Kiến thức, kỹ năng dành cho gia đình về phòng chống đuối nước trẻ em dưới 5 tuổi (15/07/2025 4:28:22 CH)
  • Tờ rơi Các giải pháp hiệu quả phòng chống đuối nước (15/07/2025 4:25:26 CH)
  • Tờ rơi Hướng dẫn kỹ năng cứu đuối an toàn (15/07/2025 4:23:59 CH)
  • Mùa hè nắng gắt – Cảnh báo tổn thương giác mạc do tia UV (15/07/2025 8:36:09 SA)
  • Cấp cứu thành công trường hợp u nang buồng trứng kích thước lớn tại Trung tâm Y tế khu vực Thanh Ba (14/07/2025 4:40:35 CH)
  • Đoàn chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý chất lượng phòng xét nghiệm y tế và chuyển đổi phiên bản theo tiêu chuẩn ISO 15189:2022 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ (14/07/2025 4:37:29 CH)
  • Không chủ quan với chắp và lẹo vùng mi mắt (14/07/2025 2:17:29 CH)
  • QUYẾT ĐỊNH Về việc cấp Giấy chứng nhận đạt Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc và Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược 10.7.2025 (14/07/2025 11:27:40 SA)
  • Số: 75/SYT-NVD V/v công bố danh sách “Người giới thiệu thuốc” (Đợt 07-2025). (14/07/2025 11:22:38 SA)
  • QUYẾT ĐỊNH V/v cấp, cấp điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược - Đợt 24 - Năm 2025 (14/07/2025 11:21:59 SA)
Loading...
Loading...

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ Y TẾ TỈNH PHÚ THỌ

  • Địa chỉ: Đường Trần Phú - Phường Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ
  • Tel: (0210) 386 8888
  • Email: soyte@phutho.gov.vn - Website: Https://soyte.phutho.gov.vn
  • Giấy phép số: 10/GP-TTĐT ngày 10/9/2015 của Giám đốc Sở TT&TT  tỉnh Phú Thọ
Chung nhan Tin Nhiem Mang