.
  •  
Danh mục
Loading...

 

Liên kết

Số lượng truy cập

  • Đang trực tuyến:  
  • Tổng lượt truy cập:
  1. Trang chủ    
  2. Thông tin y học

WHO theo dõi diễn biến bệnh đậu mùa khỉ

Ngày xuất bản : 21/05/2022

 Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đang phối hợp với Anh và các quan chức y tế châu Âu để đánh giá nguy cơ về những đợt bùng phát đậu mùa khỉ mới.

Ngày 19/5, Italy và Thụy Điển cùng thông báo ghi nhận ca đầu tiên mắc bệnh đậu mùa khỉ. Đây là hai quốc gia mới nhất trong hàng loạt nước châu Âu và Bắc Mỹ phát hiện người nhiễm đậu mùa khỉ, căn bệnh lưu hành ở nhiều khu vực châu Phi.

Kể từ đầu tháng 5, châu Âu và Bắc Mỹ đã thông báo hàng chục trường hợp nghi nhiễm hoặc đã xác nhận nhiễm virus đậu mùa khỉ. Điều này làm dấy lên lo ngại rằng dịch bệnh này đang bắt đầu lan rộng.

Tổ chức Y tế Thế giới cũng công bố dữ liệu cho thấy, vaccine phòng bệnh đậu mùa hiện nay có hiệu quả chống lại bệnh đậu mùa khỉ lên đến 85%.

Đậu mùa khỉ là virus hiếm gặp, tỷ lệ tử vong của bệnh là khoảng 10%. Virus có thể xâm nhập qua vết thương ngoài da, đường hô hấp, mắt, mũi hoặc miệng, lây qua giọt bắn hô hấp hoặc dịch thể. Triệu chứng bệnh xuất hiện trong vòng 5 đến 21 ngày kể từ khi nhiễm virus, bao gồm sốt, nhức đầu, đau cơ, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh và mệt mỏi.

WHO theo dõi diễn biến bệnh đậu mùa khỉ - Ảnh 1.

Da của người mắc bệnh sẽ hình thành sẹo do tổn thương. (Ảnh: CNN)

Các nhà khoa học Đan Mạch đã xác nhận ca nhiễm bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên vào năm 1958, khi virus gây bệnh lây lan giữa những con khỉ đuôi dài (khỉ ăn cua) trong điều kiện nuôi nhốt. Virus gây bệnh đậu mùa ở khỉ là một loại virus thuộc họ Orthopoxvirus.

Các loại virus khác cùng họ thường gây ra các bệnh như đậu mùa, còn được gọi là bệnh đậu bò. Tuy nhiên, virus đậu mùa khỉ đã được tìm thấy ở một số loài động vật, bao gồm một số loài khỉ và động vật gặm nhấm khác. Nó cũng có thể lây sang người, nhưng con người không phải là ổ chứa tự nhiên của virus. Không giống như bệnh đậu mùa, bệnh đậu mùa khỉ khiến các hạch bạch huyết sưng lên. Các triệu chứng có thể tồn tại hơn 4 tuần mới hồi phục, nhưng thường biến mất sau 2 tuần. Da của người mắc bệnh sẽ hình thành sẹo do tổn thương.

Không giống như nhiều bệnh khác, trẻ em mắc bệnh đậu mùa khỉ có các triệu chứng nghiêm trọng hơn và tỷ lệ tử vong cao hơn người lớn. Tuy nhiên, trong những đợt bùng phát gần đây, tỷ lệ tử vong khi mắc bệnh đã giảm đi. Vào năm 2003, Mỹ đã ghi nhận 71 người nhiễm virus đậu mùa khỉ, nhưng không ai trong số bệnh nhân tử vong. Tại Nigeria, giới chức đã phát hiện ít nhất 183 trường hợp mắc bệnh ở một số bang từ năm 2017 đến cuối năm 2019, nhưng chỉ có 9 trường hợp tử vong.

Theo VTV24

Tin liên quan

  • Phân biệt loét miệng với bệnh tay chân miệng, lưu ý khi chăm sóc trẻ tại nhà (02/06/2022 7:26:47 SA)
  • Mẫu Voltarén 75 mg giả (26/05/2022 8:34:10 SA)
  • 10 suy nghĩ sai lầm về tiêm phòng cho trẻ (18/05/2022 8:54:49 SA)
  • Tạm dừng áp dụng khai báo y tế tại cửa khẩu đối với COVID-19 (27/04/2022 11:01:56 SA)
  • Cục Quản lý Dược thu hồi lô thuốc Navacarzol (Carbimazole 5mg) (20/04/2022 4:31:43 CH)
  • PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH KHI GIAO MÙA (07/04/2022 2:05:06 CH)
  • Bệnh sởi và những điều cần biết trong mùa dịch COVID-19 (23/03/2022 8:51:05 SA)
  • Đánh giá cấp độ dịch ngày 26/2/2022 (26/02/2022 8:06:15 CH)
  • Trời rét, bệnh nhân nhập viện tăng mạnh (11/02/2022 10:01:17 SA)
  • Công tác dân số trong tình hình mới: Sẽ có chặng đường thành công và tự hào (08/02/2022 2:56:52 CH)
  • Không để thiếu thuốc, tăng giá thuốc đột biến dịp Tết Nguyên đán (24/01/2022 2:35:14 CH)
  • Lần đầu tiên ghép thận không cùng nhóm máu tại Việt Nam (21/01/2022 3:47:53 CH)
  • Diễn biến tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Tính đến 06h00 ngày 04/01/2022) (04/01/2022 10:55:30 SA)
  • Đánh giá cấp độ dịch ngày 29/12/2021 (29/12/2021 9:24:17 CH)
  • Người cao tuổi và có bệnh nền cần lưu ý gì khi tiêm vaccine COVID-19? (10/12/2021 8:03:01 SA)
Xem tiếp các tin khác
Các tin khác:
  • BỆNH VIỆN PHỔI TỈNH PHÚ THỌ: Tăng cường phát hiện lao tiềm ẩn trong cộng đồng (06/07/2022 4:33:25 CH)
  • Khâu cấp cứu vòng cổ tử cung bảo vệ an toàn thai nhi trong bụng mẹ (06/07/2022 3:36:08 CH)
  • TTYT huyện Thanh Ba: Phẫu thuật nội soi u nang buồng trứng nặng 2kg (06/07/2022 3:10:40 CH)
  • Bệnh viện Y dược cổ truyền và Phục hồi chức năng tỉnh tổ chức tập huấn Kỹ năng truyền thông, giáo dục sức khoẻ (05/07/2022 3:08:18 CH)
  • Gần 400 trường hợp được khám sàng lọc rối loạn sức khỏe tâm thần tại huyện Thanh Sơn (05/07/2022 2:15:00 CH)
  • Hiệu quả khám bệnh cùng chuyên gia tại TTYT huyện Thanh Sơn (05/07/2022 9:40:14 SA)
  • Số: 589/QĐ-SYT, ngày 5 tháng 7 năm 2022 QUYẾT ĐỊNH V/v cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và Giấy chứng nhận “Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc” - Đợt 12 năm 2022 (05/07/2022 3:58:25 CH)
  • Số: 1820/SYT-NVD, ngày 5 tháng 7 năm 2022 V/v thông báo thuốc giả Tetracyclin. (05/07/2022 3:57:48 CH)
  • Số: 5667/QLD-CL ngày 30 tháng 6 năm 2022 (04/07/2022 2:44:32 CH)
  • Số: 5648/QLD-MP ngày 29 tháng 6 năm 2022 (04/07/2022 2:41:50 CH)
  • Số: 5606/QLD-CL, ngày 24 tháng 6 năm 2022 (04/07/2022 2:38:20 CH)
  • Số: 5673/QLD-CL ngày 30 tháng 6 năm 2022 V/v mẫu Ophazidon giả (04/07/2022 2:23:49 CH)
  • Số: 5710/QLD-CL, ngày 1 tháng 7 năm 2022 V/v thuốc giả Tetracyclin (04/07/2022 2:19:49 CH)
  • Số: 1798 /SYT-NVD ngày 4 tháng 7 năm 2022 (04/07/2022 10:29:53 SA)
  • Số: 1797/SYT-NVD ngày 4 tháng 7 năm 2022 V/v thông báo mẫu thuốc Ophazidon giả. (04/07/2022 10:26:49 SA)
Loading...

Loading...

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ Y TẾ TỈNH PHÚ THỌ

  • TTƯT. PGS. TS. Nguyễn Huy Ngọc - Giám đốc Sở Y Tế tỉnh Phú Thọ
  • Địa chỉ: Gia Cẩm - Việt Trì - Phú Thọ
  • Tel: (0210) 386 8888
  • Email: soyte@phutho.gov.vn - Website: Https://soyte.phutho.gov.vn
  • Giấy phép số: 10/GP - TTĐT ngày 10/9/2015 của Giám đốc sở TT&TT tỉnh Phú Thọ