.
  •  
Danh mục
Loading...

 

Liên kết

Số lượng truy cập

  • Đang trực tuyến:  
  • Tổng lượt truy cập:
  1. Trang chủ    
  2. Thông tin y học

Phân biệt loét miệng với bệnh tay chân miệng, lưu ý khi chăm sóc trẻ tại nhà

Ngày xuất bản : 02/06/2022

90% các ca bệnh tay chân miệng đều ở thể nhẹ và có thể tự điều trị tại nhà, trong vòng 7 – 10 ngày bệnh sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, phụ huynh cần chú ý một số điều khi tiến hành điều trị tay chân miệng tại nhà để trẻ nhanh khỏi, tránh trở nặng.

Tránh nhầm lẫn loét miệng với tay chân miệng

Viêm loét miệng và tay chân miệng đều xuất hiện các vết loét đỏ tổn thương ở khoảng miệng. Tuy nhiên, hai bệnh này cũng có những dấu hiệu riêng cho phụ huynh có thể dễ dàng nhận biết.

BSCKII Dư Tuấn Quy - Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết: "Loét miệng, đẹn miệng với tay chân miệng đều có các dấu hiệu xuất hiện trong khoang miệng. Khi loét miệng miệng bình thường các vết loét là áp - tơ và chỉ có 1 vết loét duy nhất. Trẻ cũng có thể bị đau miệng, chảy nước miếng và sốt nhẹ kèm theo. Còn loét miệng do tay chân miệng thì ngoài 1 vết loét sẽ có thêm các vệ tinh, các vết loét, vết chấm loét xung quanh".

Khi phát hiện các vết loét miệng điển hình của bệnh tay chân miệng ở miệng thì cần tìm kỹ ở lòng bàn tay, bàn chân, mông.... để phát hiện thêm những vết loét, ban đỏ khác.

Thời gian gần đây có nhiều trường hợp nổi bóng nước ở các vị trí đặc biệt, kín đáo như rìa ngón tay, kẽ ngón nên chúng ta cần quan sát và chăm sóc trẻ đặc biệt hơn. Cùng với đó phụ huynh phải kiểm tra thử bé có sốt, giật mình hay không.

Phụ huynh cũng cần phải lưu ý vì hiện tượng sốt, biếng ăn, chảy nước miếng của tay chân miệng cũng dễ bị nhầm lẫn với mọc răng.

Phân biệt loét miệng với tay chân miệng, lưu ý khi chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng tại nhà - Ảnh 1.

Các vết loét miệng áp - tơ sẽ chỉ có một vết loét duy nhất trong khi loét miệng do tay chân miệng ngoài 1 vết loét sẽ có thêm các vệ tinh, các vết loét, vết chấm loét xung quanh.

Theo BS. Quy, bệnh tay chân miệng có hai dấu hiệu quan trọng nhất cần chú ý đó là sốt và giật mình.

Thứ nhất, chúng ta có thể thấy trẻ sốt đột ngột, sốt từ ngày thứ 2 trở lên, sốt cao không hạ, uống thuốc hạ sốt nhưng hết thuốc lại sốt lại, phải sử dụng các loại thuốc hạ sốt khác cùng với chảy nước miếng thì cần chú ý trẻ sốt do tay chân miệng có thể trẻ đang trở nặng lên.

Thứ hai là giật mình, khi trẻ bắt đầu bước vào giấc ngủ, thiu thiu ngủ thì trẻ giật mình, hốt hoảng chới với bắng tay chân lên, đó là dấu hiệu giật mình của tay chân miệng.

Có thêm 1 dấu hiệu nữa của tay chân miệng là bé luôn ôm mẹ bên cạnh, không rời mẹ, khi rời mẹ trẻ sẽ hốt hoảng, chới với.

Chăm sóc trẻ tay chân miệng chuẩn bệnh viện tại nhà

Khi trẻ mắc tay chân miệng ở thể nhẹ, các bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ điều trị ngoại trú tại nhà. BSCKII Nguyễn Minh Tiến – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) tư vấn:

- Cho trẻ uống thuốc theo toa bác sĩ cho như hạ sốt, giảm đau, đa sinh tố. Uống thuốc hạ sốt khi sốt > 38 độ bằng Paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần (uống) có thể lặp lại mỗi 4- 6 giờ khi sốt lại.

- Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ theo độ tuổi, nên cho trẻ ăn nhưng thức ăn lỏng dễ tiêu, tránh thức ăn chua, cay…

- Trẻ còn bú cần tiếp tục cho ăn sữa mẹ.

 

 

3 dấu hiệu rất sớm cảnh báo trẻ mắc tay chân miệng trở nặng

- Trẻ sẽ đau họng, đau miệng do các vết loét phụ huynh có thể sử dụng thuốc tráng niêm mạc dạng sữa nhũ dịch như phosphalugel, varogel hoặc trimafort... cho trẻ ngậm nuốt 1-2ml /lần để dịu cơn đau rồi mới cho trẻ ăn.

- Vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ.

- Cho trẻ nghỉ học, nghỉ ngơi tại nhà, tránh kích thích vào các vết loét, ban và cần cách ly với trẻ khác.

- Tái khám mỗi 1-2 ngày trong 8-10 ngày đầu của bệnh. Nếu trẻ sốt cần cho trẻ tái khám mỗi ngày cho đến khi hết sốt ít nhất 48 giờ. Cần theo dõi và cách ly trẻ đủ 10 ngày. Khi trẻ hết sốt, các bóng nước, ban da trên lòng bàn tay, bàn chân của trẻ mờ dần và mất đi không để lại sẹo thì được coi là đã khỏi bệnh.

Phụ huynh lưu ý khi trẻ có biểu hiện một trong các dấu hiệu cảnh báo nặng sau cần phải đưa trẻ tới bệnh viện ngay kể cả trong đêm:

  • Sốt cao
  • Thở bất thường
  • Quấy khóc liên tục
  • Khó ngủ hoặc ngủ li bì hoặc ngủ gà
  • Giật mình, hốt hoảng, chới với
  • Ngồi không vững hoặc đi loạng choạng
  • Run tay, chân hoặc co giật
  • Vả mồ hôi
  • Nôn ói nhiều, bỏ ăn, bỏ bú
  • Yếu tay chân
  • Da nổi bông, vân tím hoặc xanh tái

"Tay chân miệng là bệnh quanh năm, đặc bệt là từ tháng 4 - tháng 6 và tháng 9 - tháng 12. Trẻ đã từng mắc tay chân miệng vẫn có thể tái nhiễm nhiều lần. Những trẻ đã từng mắc sẽ có miễn dịch tự nhiên tuy nhiên miễn dịch này yếu và không có khả năng chống lại virus. Siêu vi trùng đường ruột có rất nhiều loại, có khả năng đợt này trẻ mắc loại này, đợt sau có thể mắc loại khác nên phụ huynh không được chủ quan lơ là" - BS. Nguyễn Minh Tiến khuyến cáo.

Tin liên quan

  • Thông báo thu hồi thuốc vi phạm mức độ 3 (14/03/2023 2:26:45 CH)
  • Điểm mặt một số thực phẩm tự nhiên có độc tố (09/03/2023 2:18:13 CH)
  • Thông báo thu hồi thuốc Dung dịch nhỏ mắt Tobradico (20/02/2023 4:04:57 CH)
  • Phòng bệnh khi thời tiết lạnh kéo dài sau Tết (09/02/2023 10:37:13 SA)
  • Nguyên nhân của đề kháng kháng sinh (23/11/2022 3:28:30 CH)
  • Dùng thuốc kháng sinh có trách nhiệm (23/11/2022 3:27:05 CH)
  • Đề kháng kháng sinh những điều bạn có thể làm (23/11/2022 3:28:49 CH)
  • Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm trong sốt xuất huyết ở trẻ em (03/11/2022 10:23:58 SA)
  • Thời tiết hanh khô, nhiều người mắc bệnh về da (03/11/2022 10:20:53 SA)
  • Cúm mùa rất khó phân biệt với các bệnh đường hô hấp khác: Bộ Y tế chỉ 5 biện pháp phòng chống cúm (03/11/2022 10:16:39 SA)
  • 7 dấu hiệu sớm nhắc bạn nên đi kiểm tra ung thư cổ tử cung (21/09/2022 2:21:12 CH)
  • Phú Thọ ghi nhận 06 ca mắc mới mắc tay chân miệng/tuần tại 05 huyện (09/11/2022 2:26:40 CH)
  • Phú Thọ ghi nhận 06 trường hợp sốt xuất huyết trong tuần (09/11/2022 2:27:30 CH)
  • Đình chỉ lưu hành, thu hồi mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng (09/09/2022 4:35:03 CH)
  • Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn sử dụng khẩu trang nơi công cộng (22/09/2022 10:44:40 SA)
Xem tiếp các tin khác
Các tin khác:
  • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ: Cụ ông 92 tuổi bị đột quỵ được cấp cứu thành công (23/03/2023 11:27:40 SA)
  • TTYT HUYỆN YÊN LẬP TỔ CHỨC THÀNH CÔNG ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ LẦN THỨ II, NHIỆM KỲ 2023 – 2028 (23/03/2023 11:19:30 SA)
  • Bệnh viện Phổi tỉnh Phú Thọ mít tinh hưởng ứng ngày Thế giới Phòng, chống lao 24/3 (23/03/2023 10:41:28 SA)
  • HỆ THỐNG TRA CỨU THÔNG TIN TÊN MIỀN (23/03/2023 8:58:43 SA)
  • Cẩm nang Chuyển đổi số dành cho người dân (23/03/2023 8:35:03 SA)
  • Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám chữa bệnh ̣(PKĐK Bắc Sơn-TTYT Tam Nông) (23/03/2023 8:05:53 SA)
  • Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3: Hạnh phúc cho mọi người. (22/03/2023 4:17:25 CH)
  • Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn phẫu thuật thành công khối u xơ tử cung khổng lồ nặng 2kg (22/03/2023 4:13:15 CH)
  • Công đoàn cơ sở Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tổ chức thành công Đại hội lần II, nhiệm kỳ 2023 - 2028 (22/03/2023 4:06:05 CH)
  • Số: 146/QĐ-SYT ngày 20/ 3 / 2023 QUYẾT ĐỊNH V/v cấp, cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và Giấy chứng nhận “Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc” - Đợt 04 năm 2023 (22/03/2023 3:57:04 CH)
  • Danh sách người hành nghề tại cơ sở khám chữa bệnh (Bệnh viện Mắt) (22/03/2023 3:46:33 CH)
  • Danh sách người hành nghề tại cơ sở khám chữa bệnh (TTYT huyện Tam Nông) (22/03/2023 3:32:14 CH)
  • Danh sách người hành nghề khám chữa bệnh ( BVĐK Việt Đức) (22/03/2023 3:21:27 CH)
  • DANH SÁCH ĐĂNG KÝ NGƯỜI HÀNH NGHỀ TẠI CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH (TTYT TP Việt Trì) (22/03/2023 3:07:12 CH)
  • DANH SÁCH ĐĂNG KÝ NGƯỜI HÀNH NGHỀ TẠI CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH (TTYT huyện Cẩm Khê). (22/03/2023 10:18:32 SA)
Loading...

Loading...

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ Y TẾ TỈNH PHÚ THỌ

  • TTƯT. PGS. TS. Nguyễn Huy Ngọc - Giám đốc Sở Y Tế tỉnh Phú Thọ
  • Địa chỉ: Gia Cẩm - Việt Trì - Phú Thọ
  • Tel: (0210) 386 8888
  • Email: soyte@phutho.gov.vn - Website: Https://soyte.phutho.gov.vn
  • Giấy phép số: 10/GP - TTĐT ngày 10/9/2015 của Giám đốc sở TT&TT tỉnh Phú Thọ