.
  •  
Danh mục
Loading...

 

Liên kết

Số lượng truy cập

  • Đang trực tuyến:  
  • Tổng lượt truy cập:
  1. Trang chủ    
  2. Tin khác

7 lưu ý trong ăn uống giúp người cao tuổi ăn ngon, ngủ tốt

Ngày xuất bản : 12/10/2022

Một điều dễ nhận thấy ở người cao tuổi là quá trình lão hóa khiến cho khả năng nhai nuốt và tiêu hóa kém dẫn đến nhiều người không muốn ăn, ăn không ngon miệng, sức khỏe ngày càng kém hơn. Vậy, cần lưu ý gì để người cao tuổi ăn ngon, hấp thu tốt, khỏe mạnh và minh mẫn?

1. Dinh dưỡng kém khiến người cao tuổi ngày càng suy yếu sức khỏe

Có nhiều nguyên nhân khiến người cao tuổi chán ăn, ăn không ngon miệng. Trong đó chủ yếu là do quá trình lão hóa ở nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là khả năng nhai nuốt và suy giảm chức năng ở hệ tiêu hóa.

Do sự chăm sóc về răng miệng ít kỹ lưỡng và các vấn đề viêm lợi, bệnh quanh răng, rụng răng và tăng cảm giác răng trở nên rất phổ biến làm khả năng nhai nuốt, răng yếu đi ảnh hưởng đến vị giác khiến cho người cao tuổi bị giảm cảm giác thèm ăn, ăn uống kém đi.

Sự giảm nhu động thực quản làm chậm quá trình vận chuyển thức ăn qua ống tiêu hóa dẫn tới người già phải nhai lâu hơn và ăn chậm hơn.

Chức năng tiết các dịch tiêu hóa như nước bọt, dịch vị, dịch ruột, lượng máu tới các cơ quan này bị giảm sút nên khả năng tiêu hóa thức ăn bị kém, khó hấp thu các chất dinh dưỡng.

Ruột, dạ dày bị suy yếu cũng khiến người cao tuổi hay bị rối loạn tiêu hóa với biểu hiện: ăn không ngon, đầy bụng chướng hơi, tiêu chảy, táo bón…

Bên cạnh đó, các bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi như: đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch, bệnh lý dạ dày, ung thư… cũng là nguyên nhân phổ biến khiến người cao tuổi thường xuyên mệt mỏi, không muốn ăn uống, dần dần dẫn tới suy kiệt.

Những lưu ý trong ăn uống giúp người cao tuổi ăn ngon, sống khỏe mạnh - Ảnh 2.

Người cao tuổi thường mệt mỏi, chán ăn dẫn đến suy giảm sức khỏe.

2. Cần làm gì để đảm bảo dinh dưỡng tốt cho người cao tuổi?

Để giúp người cao tuổi đảm bảo dinh dưỡng tốt và khỏe mạnh hơn, người thân trong gia đình cần lưu ý chăm sóc về thể chất, tinh thần và đảm bảo chế độ ăn uống đủ chất và lành mạnh cho người cao tuổi. Duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp, tránh suy dinh dưỡng hay thừa cân, béo phì

Theo TS. BS Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, có một số lưu ý dinh dưỡng cho người cao tuổi như sau:

- Ăn đa dạng thực phẩm: Đảm bảo có chứa các nhóm thực phẩm sau: nhóm rau, củ, quả màu xanh đậm, màu vàng đỏ; nhóm ngũ cốc nguyên hạt; nhóm thịt nạc và thịt gia cầm, cá, trứng, đậu phụ, các loại hạt và hạt; sữa và các sản phẩm từ sữa; nhóm dầu và các hạt có dầu.

- Uống đủ nước: Khoảng 2 lít/ngày, tùy theo trọng cơ thể hay bệnh lý kèm theo; nên chia nhỏ, uống ít một.

- Hạn chế thực phẩm giàu chất béo bão hòa như bánh ngọt, thịt chế biến sẵn, bánh mì kẹp, bánh pizza, thực phẩm chiên, và các món ăn nhẹ mặn khác… Nên sử dụng vừa phải lượng dầu và các hạt có dầu.

- Ăn nhạt tương đối: Hạn chế thức ăn và đồ uống có thêm muối và không thêm muối vào thức ăn khi nấu nướng hoặc trên bàn ăn.

- Hạn chế thực phẩm và đồ uống có chứa thêm đường như bánh kẹo, nước ngọt có đường, nước ép đóng chai, nước bù khoáng, nước tăng lực và đồ uống thể thao…

- Hạn chế rượu bia: Nam giới uống không quá hai đơn vị cồn mỗi ngày; nữ giới không quá một đơn vị cồn mỗi ngày. (Một đơn vị cồn tương đương 1 chén rượu mạnh 30ml).

- Hạn chế hoặc chỉ bổ sung "thực phẩm bổ sung" theo hướng dẫn của bác sĩ.

Những lưu ý trong ăn uống giúp người cao tuổi ăn ngon, sống khỏe mạnh - Ảnh 3.

Người cao tuổi nên ăn đa dạng thực phẩm.

3. Cách ăn uống phù hợp cho người cao tuổi

- Do khả năng nhai nuốt và hấp thu dinh dưỡng kém nên thức ăn hàng ngày của người cao tuổi cần được chế biến mềm, nhừ như các món cháo, súp, canh, hầm… giúp người cao tuổi dễ ăn, dễ nuốt và dễ tiêu hóa.

- Cần lưu ý ăn đúng giờ, không bỏ bữa. Nếu không thể ăn nhiều, có thể chia thành 4-6 bữa nhỏ trong ngày để đảm bảo đủ số lượng và chất lượng dinh dưỡng cần thiết.

- Không nên ăn quá no, hoặc ăn bữa ăn quá nhiều chất đạm, béo, ăn trước khi ngủ có thể gây đầy bụng, khó tiêu, ậm ạch, khó chịu dẫn đến mất ngủ.

4. Không ăn kiêng, bỏ bữa đối với người cao tuổi bị đái tháo đường

Đối với người cao tuổi bị đái tháo đường cần cung cấp đủ dinh dưỡng cân bằng cả về số lượng và chất lượng nhưng không làm tăng đường huyết nhiều sau ăn và cũng không làm hạ đường huyết vì bữa ăn cách xa nhau.

Khẩu phần ăn cho người bệnh cần đa dạng, cân đối, hài hòa các thành phần dinh dưỡng như: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và chất khoáng.

Tuyệt đối không ăn kiêng, bỏ bữa dễ gây hạ đường huyết. Nếu để hạ đường huyết rất nguy hiểm đối với người đái tháo đường.

5. Hạn chế ăn thịt đỏ nếu bị rối loạn mỡ máu

Rối loạn mỡ máu có nguyên nhân chủ yếu từ hàm lượng cholesterol trong máu. Vì vậy, nguyên tắc đầu tiên trong chế độ ăn là phải giảm tiêu thụ các thực phẩm giàu cholesterol.

Thịt đỏ chứa hàm lượng cholesterol cao. Ăn quá nhiều thịt đỏ sẽ làm cho bệnh tiến triển xấu hơn. Ngoài ra người bệnh cũng nên tránh thịt mỡ, thịt có gân, có da. Nên thay thế thịt đỏ bằng các loại thịt trắng như cá, gà…

Cá và dầu cá chứa hàm lượng omega 3 rất tốt cho người bệnh mỡ máu. Nên ăn cá từ 2-3 lần mỗi tuần để làm giảm lượng cholesterol trong máu.

Những lưu ý trong ăn uống giúp người cao tuổi ăn ngon, sống khỏe mạnh - Ảnh 5.

Nên hạn chế thịt đỏ nếu bị rối loạn mỡ máu.

6. Bổ sung thực phẩm giàu kẽm để tăng cường miễn dịch

Người cao tuổi thường có sức đề kháng kém, dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng, bệnh về đường hô hấp, các bệnh tự miễn và mạn tính khác…

Bên cạnh đó, do tình trạng ăn uống kém cũng là nguyên nhân khiến người cao tuổi bị thiếu kẽm. Vì thế, người cao tuổi cần bổ sung kẽm để nâng cao hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh.

Để bổ sung kẽm cho cơ thể, người cao tuổi nên ăn các thức ăn giàu kẽm từ cả nguồn động vật và thực vật như: Thịt bò, thịt lợn nạc, hàu, ốc, hến, sò, cua, tôm, trứng, sữa, phô mai, ngũ cốc nguyên hạt, rau củ, các loại đậu…

7. Thực phẩm nên dùng để có giấc ngủ tốt, tinh thần khỏe mạnh

Có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ ở người cao tuổi như do tuổi cao, mắc các bệnh mạn tính, tâm lý hay lo lắng, xúc động… Loại trừ nguyên nhân mất ngủ do bệnh lý thì cách điều trị mất ngủ tốt nhất là áp dụng các biện pháp không dùng thuốc. Trong đó cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Người cao tuổi nên ăn thực phẩm giàu vitamin nhóm B như: thịt, cá, sữa, trứng, gan động vật, ngao, hàu, trai, các loại hải sản, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu… Những thực phẩm này rất tốt cho hoạt động của hệ thần kinh, giúp ngăn ngừa mệt mỏi, trầm cảm, đau đầu, giảm trí nhớ, mất ngủ…

Các thực phẩm giàu magiê như các loại rau lá xanh như rau chân vịt, các loại hạt, đậu và ngũ cốc nguyên hạt… cũng giúp làm dịu hệ thần kinh trung ương ảnh hưởng tới giấc ngủ.

Một số loại trà hoặc món ăn từ các thực phẩm như: hạt sen, lạc tiên, táo đỏ, long nhãn… cũng có tác dụng an thần, giúp người cao tuổi cải thiện tình trạng mất ngủ, từ đó giữ được trạng thái tinh thần thoải mái và minh mẫn hơn.

Theo SKĐS

Tin liên quan

  • Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023: “The Biggest Hour for Earth” –“Thời khắc quan trọng cho Trái đất”. (24/03/2023 7:15:42 CH)
  • Poster hưởng ừng ngày nước thế giới (24/03/2023 7:13:36 CH)
  • Poster hưởng ứng ngày Khí tượng thế giới 23 tháng 3 năm 2023 (24/03/2023 7:11:53 CH)
  • Thông báo tạm ngừng phân phối, lưu hành và sử dụng thuốc do cơ sở Arena Group S.A.(Romania) sản xuất (23/03/2023 4:33:02 CH)
  • Virus HPV lây qua đường nào và có thể phòng tránh không? (23/03/2023 4:27:48 CH)
  • HỆ THỐNG TRA CỨU THÔNG TIN TÊN MIỀN (23/03/2023 8:58:43 SA)
  • Cẩm nang Chuyển đổi số dành cho người dân (23/03/2023 8:35:03 SA)
  • Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói về sự khác nhau giữa công nghệ thông tin và chuyển đổi số (22/03/2023 4:32:32 CH)
  • Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3: Ngày của yêu thương và chia sẻ (14/03/2023 10:01:37 SA)
  • Tập thể dục hàng ngày giúp điều trị chứng trầm cảm (09/03/2023 10:13:58 SA)
  • Chẩn đoán và điều trị bệnh rối loạn dạng cơ thể ở trẻ em (09/03/2023 10:22:45 SA)
  • Những thay đổi quan trọng về điều kiện hưởng Bảo hiểm y tế 5 năm liên tục từ năm 2023 (24/02/2023 10:12:39 SA)
  • MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CƠ BẢN TRONG LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH ĐƯỢC QUỐC HỘI KHÓA XV THÔNG QUA (20/02/2023 4:22:20 CH)
  • Ra mắt cẩm nang phòng chống tin giả, sai sự thật trên không gian mạng (07/02/2023 4:10:37 CH)
  • Hướng dẫn, lưu ý khi sử dụng và bảo trì bình chữa cháy bột và CO2 (03/02/2023 8:46:55 SA)
Xem tiếp các tin khác
Các tin khác:
  • Sôi nổi Giải Việt dã “Chạy vì sức khỏe cộng đồng” chào mừng kỉ niệm 92 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2023) và Đại hội Công đoàn cơ sở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ nhiệm kỳ 2023 – 2028 (25/03/2023 3:20:58 CH)
  • Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh nâng cao hiệu quả hoạt động công tác xã hội (24/03/2023 8:54:15 CH)
  • Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023: “The Biggest Hour for Earth” –“Thời khắc quan trọng cho Trái đất”. (24/03/2023 7:15:42 CH)
  • Poster hưởng ừng ngày nước thế giới (24/03/2023 7:13:36 CH)
  • Poster hưởng ứng ngày Khí tượng thế giới 23 tháng 3 năm 2023 (24/03/2023 7:11:53 CH)
  • BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỊ XÃ PHÚ THỌ TỔ CHỨC THÀNH CÔNG ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ LẦN THỨ I, NHIỆM KỲ 2023- 2028 (24/03/2023 6:55:12 CH)
  • Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Phú Thọ gặp mặt kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/03/1931 - 26/03/2023) (24/03/2023 6:50:37 CH)
  • Số: 649/SYT-NVY&QLHN 24/3/2023 V/v thông báo cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng (03 cơ sở thuộc TTYT huyện Hạ Hòa) (24/03/2023 4:42:47 CH)
  • Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ cấp cứu thành công trẻ sơ sinh 8 giờ tuổi bị suy hô hấp nặng (24/03/2023 4:06:49 CH)
  • Trung tâm Y tế huyện Tân Sơn: Nhiều hoạt động hưởng ứng ngày Công tác xã hội (24/03/2023 3:27:33 CH)
  • Hội nghị Tổng kết hoạt động công tác xã hội năm 2022 và gặp mặt kỉ niệm ngày công tác xã hội (25/3/2016 – 25/3/2023) (24/03/2023 9:55:09 SA)
  • Số: 35 /QĐ-TTYT ngày 17 / 3 /2023 QUYẾT ĐỊNH V/v phân công cán bộ tham gia khám bệnh, chữa bệnh lao tại phòng khám đa khoa trực thuộc Trung tâm Y tế Việt Trì (24/03/2023 9:37:20 SA)
  • Thông báo tạm ngừng phân phối, lưu hành và sử dụng thuốc do cơ sở Arena Group S.A.(Romania) sản xuất (23/03/2023 4:33:02 CH)
  • Virus HPV lây qua đường nào và có thể phòng tránh không? (23/03/2023 4:27:48 CH)
  • Cảnh báo: Gia tăng số lượng ca mắc sốt xuất huyết trên toàn quốc (23/03/2023 3:41:53 CH)
Loading...

Loading...

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ Y TẾ TỈNH PHÚ THỌ

  • TTƯT. PGS. TS. Nguyễn Huy Ngọc - Giám đốc Sở Y Tế tỉnh Phú Thọ
  • Địa chỉ: Gia Cẩm - Việt Trì - Phú Thọ
  • Tel: (0210) 386 8888
  • Email: soyte@phutho.gov.vn - Website: Https://soyte.phutho.gov.vn
  • Giấy phép số: 10/GP - TTĐT ngày 10/9/2015 của Giám đốc sở TT&TT tỉnh Phú Thọ