.
  •  
Danh mục
Loading...

 

Liên kết

Số lượng truy cập

  • Đang trực tuyến:  
  • Tổng lượt truy cập:
  1. Trang chủ    
  2. Tin khác

Bình đẳng giới

Ngày xuất bản : 30/11/2022

Bình đẳng giới là quyền của con người. Phụ nữ được quyền sống xứng đáng với nhân phẩm, có thể làm điều mình mong muốn và không sợ hãi. Bình đẳng giới còn là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy sự phát triển và giảm nghèo. Phụ nữ được trao quyền sẽ góp phần cải thiện sức khỏe và năng suất lao động của cả gia đình và cộng đồng, đồng thời củng cố triển vọng cho thế hệ tương lai. 

Bạo lực dựa trên cơ sở giới (BLG) là một biểu hiện của bất bình đẳng giới được duy trì bởi cấu trúc quyền lực và mối quan hệ bất bình đẳng giữa nam và nữ. Tỷ lệ bạo lực đối với phụ nữ (BLPN) của Việt Nam vẫn ở mức cao, và chưa được giải quyết hiệu quả. Kết quả nghiên cứu quốc gia năm 2019 về bạo lực đối với phụ nữ (BLPN) cho thấy gần 2/3 phụ nữ trong độ tuổi từ 15-64 đã từng trải qua ít nhất một hình thức bạo lực về thể chất, tình dục, tinh thần (cảm xúc và hành vi kiểm soát) và/hoặc bạo lực kinh tế bởi chồng/bạn tình ở một số thời điểm trong cuộc đời và 31,6% trong 12 tháng qua. BLPN vẫn bị che giấu khi hơn 90% không tìm kiếm sự trợ giúp từ các dịch vụ công và một nửa số phụ nữ bị bạo lực không nói với ai về tình trạng của mình. BLPN không chỉ gây hậu quả nặng nề cho bản thân người phụ nữ mà còn cho nền kinh tế quốc dân. Tổn thất năng suất lao động quốc gia do BLPN tương đương 1,81% GDP năm 2018 ở Việt Nam – một tổn thất không nhỏ đối với nền kinh tế quốc dân. 
 
Lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới được xác định là nguyên nhân chính dẫn đến mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) ở Việt Nam. Yếu tố chính thúc đẩy hành vi lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới của nhiều cặp vợ chồng là tâm lý ưa thích có con trai, vốn bắt nguồn từ văn hóa truyền thống và hệ thống gia đình phụ hệ. Con trai trưởng thành thường có trách nhiệm chăm sóc cha mẹ về già, vì vậy thường ở chung nhà với cha mẹ. Các chuẩn mực tôn giáo và xã hội đòi hỏi con trai phải đảm nhận việc thờ cúng tổ tiên và các sự kiện quan trọng khác trong cuộc sống. Về mặt xã hội, có con trai giúp nâng cao địa vị của cha mẹ và con trai thường được ưu ái trong thừa kế đất đai, tài sản. Tâm lý ưa thích có con trai là biểu hiện mạnh mẽ của bất bình đẳng giới và phân biệt đối xử đối với nữ giới. Tổng hợp ba yếu tố là tâm lý ưa thích có con trai, sự phổ biến của công nghệ lựa chọn giới tính, mức sinh thấp và hạn chế đã tạo điều kiện văn hóa - xã hội cho hành vi lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới thiên về con trai, tăng tình trạng mất cân bằng TSGTKS lên 111,5 bé trai/ 100 bé gái vào năm 2019, cao thứ ba châu Á sau Trung Quốc và Ấn Độ. Ở một số tỉnh, TSGTKS mất cân bằng này thậm chí còn vượt quá 126. Khi so sánh với TSGTKS tự nhiên (105 bé trai/100 bé gái), thực trạng tại Việt Nam cho thấy mức thiếu hụt trẻ em gái năm 2019 là 45.900 trẻ. Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ gây ra tác động về nhân khẩu học. Ví dụ, đối với nhóm tuổi trưởng thành từ 15–49 tuổi, số lượng nam giới sẽ nhiều hơn nữ giới 1,5 triệu người vào năm 2034. Con số này ước tính sẽ tiếp tục tăng lên gần 2,5 triệu nam giới dư thừa vào năm 2059 nếu TSGTKS không giảm. Đó là xu hướng mà các nhà nhân khẩu học thường gọi là “sức ép hôn nhân”, trong đó nam giới có xu hướng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tìm kiếm bạn đời. Mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ không chỉ ảnh hưởng đến nam giới mà còn ảnh hưởng đến nữ giới, và số lượng phụ nữ giảm không có nghĩa là giá trị của phụ nữ và trẻ em gái tăng lên. Ngược lại, nỗ lực tìm kiếm bạn tình có thể khiến nạn tảo hôn, buôn bán phụ nữ và trẻ em gái, bạo lực đối với phụ nữ và mại dâm gia tăng đáng kể.
 
UNFPA tại Việt Nam 
 
Để đạt được những kết quả mang tính chuyển đổi của UNFPA, hướng đến mục tiêu không để xảy ra bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái cũng như các thực hành có hại khác, UNFPA Việt Nam ưu tiên: 

  • Vận động dựa trên bằng chứng và tư vấn chuyên môn nhằm sửa đổi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình cùng các luật và chính sách liên quan khác phù hợp với những thực hành tốt nhất trên thế giới nếu thích hợp; 
  • Các sáng kiến ​​huy động cộng đồng dựa trên bằng chứng trong bối cảnh chuyển đổi số, đặc biệt hướng đến đối tượng thanh niên và trẻ vị thành niên, với sự tham gia của nam giới và trẻ em trai nhằm ngăn chặn BLG và các thực hành có hại tập trung vào các nhóm dễ bị tổn thương; và 
  • Thí điểm các chiến lược dựa trên bằng chứng và sáng tạo nhằm thu hút sự tham gia của nam giới, từ đó giải quyết vấn đề nam tính độc hại và vun đắp các mối quan hệ lành mạnh.

 

Ngoài ra, UNFPA Việt Nam còn phát triển các hệ thống toàn diện, phối hợp ở cấp trung ương và địa phương để cung cấp các dịch vụ đa ngành chất lượng cao cho nạn nhân BLG. Chương trình được đề xuất sẽ hỗ trợ: 

  • Cơ quan nhà nước mở rộng và thể chế hóa các trung tâm dịch vụ một cửa chuyên cung cấp các dịch vụ hỗ trợ hòa nhập phù hợp với Hướng dẫn về Gói Dịch vụ Thiết yếu của Liên hợp quốc, trong đó có chăm sóc sức khỏe và tâm lý, các dịch vụ xã hội, đảm bảo an ninh và tư vấn pháp luật; 
  • Xây dựng các hướng dẫn quốc gia về phối hợp đa ngành ứng phó với BLG, làm rõ vai trò và trách nhiệm của từng ngành và thiết lập cơ chế chuyển gửi để cung cấp dịch vụ lấy nạn nhân làm trung tâm bao gồm NKT, dân tộc thiểu số và lao động nhập cư; 
  • Tăng cường quản trị, phối hợp đa ngành ở cấp trung ương và địa phương, áp dụng cho chương trình về mối quan hệ giữa nhân đạo và phát triển; và 
  • Tăng cường hệ thống dữ liệu hành chính về BLG để đảm bảo thu thập dữ liệu lấy nạn nhân làm trung tâm, từ đó tăng cường xây dựng chương trình về BLG. 

Tin liên quan

  • LỰA CHỌN THỰC PHẨM AN TOÀN TRONG NGÀY TẾT (11/01/2023 3:28:22 CH)
  • Duy trì và phát huy hiệu quả Chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn (19/12/2022 4:32:01 CH)
  • Hướng dẫn sử dụng Ứng dụng VneID để khám chữa bệnh (14/12/2022 9:43:21 SA)
  • Đẩy mạnh thực hiện công tác KCB BHYT bằng CCCD gắn chip (14/12/2022 9:46:13 SA)
  • Chung tay chấm dứt bạo lực giới (30/11/2022 1:53:29 CH)
  • THÔNG ĐIỆP, KHẨU HIỆU TRUYẾN THÔNG HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI NĂM 2022 (30/11/2022 1:46:56 CH)
  • CÁC KHẨU HIỆU HƯỞNG ỨNG NGÀY PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NĂM 2022 (21/11/2022 8:53:29 SA)
  • Mục đích và ý nghĩa Ngày pháp luật Việt Nam 9-11 (21/11/2022 8:51:39 SA)
  • THÔNG ĐIỆP Hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông” tại Việt Nam năm 2022 (17/11/2022 11:26:52 SA)
  • TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN “NGÀY THẾ GIỚI TƯỞNG NIỆM CÁC NẠN NHÂN TỬ VONG DO TAI NẠN GIAO THÔNG” (17/11/2022 11:24:31 SA)
  • Lú lẫn ở người cao tuổi và cách chăm sóc tại nhà (12/10/2022 11:22:51 SA)
  • 7 lưu ý trong ăn uống giúp người cao tuổi ăn ngon, ngủ tốt (12/10/2022 11:16:55 SA)
  • Làm gì để hạn chế suy giảm thính lực ở người cao tuổi (12/10/2022 11:11:02 SA)
  • Ngày Chuyển đổi số Quốc gia 10/10: Chuyển đổi số vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân (10/10/2022 9:43:26 SA)
Xem tiếp các tin khác
Các tin khác:
  • Số: 59 /QĐ-SYT ngày 19/ 01 / 2023 QUYẾT ĐỊNH V/v cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và Giấy chứng nhận “Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc” đối với các Quầy thuốc Trạm y tế xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Ba (19/01/2023 11:22:14 SA)
  • Số: 58/QĐ-SYT ngày 19 / 01 / 2023 QUYẾT ĐỊNH V/v cấp Giấy chứng nhận “Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc” đối với các Quầy thuốc Trạm y tế xã trên địa bàn huyện Cẩm Khê (19/01/2023 11:21:12 SA)
  • Hội chữ thập đỏ thị xã, các nhà hảo tâm tặng quà Tết cho người bệnh đang điều trị tại Bệnh viện Phổi tỉnh Phú thọ (19/01/2023 10:00:21 SA)
  • Số: 57/QĐ-SYT ngày 19/ 01 / 2023 QUYẾT ĐỊNH Về việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và Giấy chứng nhận “Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc” đối với Nhà thuốc Bệnh viện Mắt (19/01/2023 11:19:48 SA)
  • Số: 132/SYT-NVD Ngày 18/1/2023 V/v thông báo thu hồi thuốc Myomethol không đạt chất lượng. (18/01/2023 2:31:43 CH)
  • Tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Tính đến 18h00 ngày 16/01/2023) (17/01/2023 3:14:40 CH)
  • Bệnh viện Đa khoa thị xã Phú Thọ phẫu thuật thành công bệnh nhân bị sỏi niệu quản bằng phương pháp tán sỏi ngược dòng (17/01/2023 3:10:37 CH)
  • Ám áp chương trình từ thiện “Xuân sẻ chia – Tết yêu thương” (17/01/2023 3:02:09 CH)
  • Cảnh báo tình trạng lồng ruột muộn ở trẻ (17/01/2023 2:51:42 CH)
  • Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ tặng quà cho người bệnh có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa thị xã Phú Thọ (17/01/2023 2:48:45 CH)
  • Trung tâm Y tế huyện Tam Nông phẫu thuật cấp cứu thành công thai nhi có dây rốn thắt nút nguy hiểm (17/01/2023 9:07:45 SA)
  • Số: 44 /QĐ-SYT ngày 16/01/2023 QUYẾT ĐỊNH V/v cấp, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và Giấy chứng nhận “Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc” - Đợt 02 năm 2023 (19/01/2023 9:28:12 SA)
  • Các đơn vị, nhà hảo tâm thăm, tặng quà Tết cho người bệnh có hoàn cảnh khó khăn tại Trung tâm Y tế huyện Tam Nông (16/01/2023 3:13:24 CH)
  • Phòng ngừa tiêu chảy cấp trong dịp Tết (16/01/2023 10:08:33 SA)
  • Tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Tính đến 18h00 ngày 15/01/2023) (16/01/2023 10:01:38 SA)
Loading...

Loading...

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ Y TẾ TỈNH PHÚ THỌ

  • TTƯT. PGS. TS. Nguyễn Huy Ngọc - Giám đốc Sở Y Tế tỉnh Phú Thọ
  • Địa chỉ: Gia Cẩm - Việt Trì - Phú Thọ
  • Tel: (0210) 386 8888
  • Email: soyte@phutho.gov.vn - Website: Https://soyte.phutho.gov.vn
  • Giấy phép số: 10/GP - TTĐT ngày 10/9/2015 của Giám đốc sở TT&TT tỉnh Phú Thọ