.
  •  
Danh mục
Loading...

 

Liên kết

Số lượng truy cập

  • Đang trực tuyến:  
  • Tổng lượt truy cập:
  1. Trang chủ    
  2. Truyền thông giáo dục sức khỏe

Những điều cần biết về bệnh còi xương ở trẻ nhỏ

Ngày xuất bản : 04/05/2019

       Những năm gần đây bệnh còi xương ở trẻ có xu hướng gia tăng. Bệnh còi xương gây nên tình trạng loãng xương, biến dạng ở xương ảnh hưởng tới sức khỏe, thể lực và chiều cao của trẻ.

      Trẻ bị còi xương là do thiếu vitamin D, MK7 dẫn tới thiếu Canxi trong xương. Trong khi canxi là một vi chất quan trọng tham gia vào nhiều chức năng của cơ thể trong đó tham gia vào điều hòa hệ thần kinh giao cảm.

        Những trẻ có nguy cơ cao bị còi xương bao gồm:

        Trẻ sinh vào mùa thu, mùa đông, nhà ở thiếu ánh sáng, trẻ không được tắm nắng hàng ngày, hoặc tắm nắng không đúng cách ….

        Trẻ sinh non, trẻ sinh đôi, sinh ba, trẻ bị còi xương từ bào thai do chế độ ăn của mẹ thiếu chất…

        Trẻ hay bị bệnh hô hấp như viêm mũi họng, cảm cúm, viêm phế quản, viêm phổi…

       Trẻ bị rối loạn đường tiêu hóa kéo dài như táo bón, phân sống, tiêu chảy, tắc mật bẩm sinh làm cản trở sự hấp thu Canxi và muối khoáng ở ruột.

       Trẻ không được bú mẹ, hoặc thiếu sữa mẹ phải ăn sữa công thức thì cũng dễ bị còi xương hơn.

       Trẻ được nuôi dưỡng không đúng cách như chế độ ăn thiếu dầu mỡ không hấp thu được vitamin D, MK7. Hay trẻ ăn nhiều chất bột từ sớm (trước 6 tháng) do chất bột  có nhiều acide phytinic, chất này kết hợp với Canxi thành muối không hoà tan làm cho sự hấp thu Canxi ở ruột bị giảm.

              
 Một số dấu hiệu nhận biết còi xương (Ảnh minh họa)

       Dấu hiệu nhận biết trẻ còi xương

       Dấu hiệu đầu tiên đứa trẻ biểu hiện thiếu canxi là rối loạn thần kinh thực vật, trẻ rất hay khóc về đêm, ra mồ hôi trộm. Đặc biệt sau thời gian dài bị còi xương mà không được điều trị thì sẽ có những biến dạng trên xương như đầu bẹp, trán dô, nặng hơn nữa ở giai đoạn trẻ biết ngồi thì lồng ngực bị dô, có những biểu hiện chậm phát triển về vận động như chậm biết lẫy, biết bò, biết đứng, biết đi, chậm mọc răng.

      Tiếp theo là đến giai đoạn còi xương di chứng, trẻ có những biến dạng ở xương như chân cong vòng kiềng, hình chữ X chữ O, ngực xuất hiện những chuỗi hạt sườn hoặc cong vênh xương sườn… Đến giai đoạn này thì dù bệnh còi xương được điều trị tích cực cũng chỉ hết triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật mà không bao giờ hết các di chứng ở xương của trẻ. 

       Do vậy, cần phòng bệnh còi xương ngay từ khi trẻ được sinh ra. Trong trường hợp trẻ có nguy cơ bị còi xương cần điều trị ở giai đoạn sớm khi trẻ mới có các rối loạn thần kinh thực vật như ngủ trằn trọc, khóc đêm, ra nhiều mồ hôi trộm, tóc rụng hình vành khăn... để giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh, tránh để lại các di chứng ở xương của trẻ.

       Cách phòng bệnh còi xương cho trẻ

     Trong những năm tháng đầu đời, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trọng việc phòng bệnh còi xương cho trẻ. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi cần được bú mẹ hoàn toàn, và tiếp tục bú mẹ cho tới khi được 2 tuổi. Ngay từ những tuần đầu sau sinh nên cho trẻ ra tắm nắng từ 10-15 phút trước 9 h sáng vào mùa hè, mùa đông có thể tắm muộn hơn một chút. Trường hợp thời tiết lạnh, không có ánh nắng có thể  bổ sung dự phòng vitamin D, MK7 hàng ngày cho trẻ. Với trẻ trên 6 tháng, bên cạnh việc tắm nắng hàng ngày cho trẻ, trong chế độ ăn bổ sung cần chú ý thức ăn giàu canxi và các khoáng chất như: Tôm, Cua, cá, trứng, rau xanh, đậu, sữa, và chế phẩm từ sữa. Chú ý cho trẻ ăn đủ chất béo dầu, mỡ để hấp thu vitamin D, MK7 và các vitamin tan trong dầu để trẻ phát triển tốt.

       Điều quan trọng là khi trẻ lớn lên, nhu cầu cơ thể ngày một tăng cao, khi chế độ ăn hàng ngày không đáp ứng đủ, trẻ xuất hiện những dấu hiệu sớm nhất của còi xương cần bổ sung kịp thời, đủ các dưỡng chất quan trọng như Vitamin D, MK7, Canxi, Kẽm, Magie…Vitamin D giúp hấp thu Canxi khi trẻ ăn uống vào máu và MK7 tiếp tục vận chuyển canxi và khoáng chất từ máu đến nơi cần là xương. Việc bổ sung đồng bộ các dưỡng chất trên đầy đủ sẽ giúp trẻ phòng và hỗ trợ điều trị còi xương hiệu quả, đặc biệt là giúp trẻ cao lớn vượt trội và có dáng chuẩn khi trưởng thành./.

Thu Trang (tổng hợp)

Tin liên quan

  • Infographic: 6 biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng (04/09/2024 9:22:26 SA)
  • Bài phát thanh: Phòng chống bệnh bạch hầu (25/07/2024 11:32:01 SA)
  • Thông điệp tuyên truyền kỷ niệm 20 năm ngày Gia đình Việt Nam và truyền thống Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình năm 2021 (28/06/2021 9:09:43 SA)
  • Ăn thế nào để khỏe và duy trì cân nặng hợp lý? (22/01/2021 2:03:38 CH)
  • 10 sai lầm trong bảo vệ sức khỏe mùa đông (21/01/2021 3:01:48 CH)
  • Hiểm họa bệnh tật khi rét đậm, rét hại (18/01/2021 4:24:18 CH)
  • Mùa lạnh, người bệnh tăng huyết áp cần chú ý (13/01/2021 2:45:04 CH)
  • Đốt than sưởi ấm trong ngày đông: Cảnh giác với làn khói “tử thần” (12/01/2021 1:24:49 CH)
  • Đề phòng cảm lạnh trong ngày rét (07/01/2021 10:31:53 SA)
  • Tập luyện mỗi ngày 15 phút, sống thêm 3 năm (23/12/2020 2:02:39 CH)
  • Tập thể dục ngoài trời rét căm căm, thói quen nguy hiểm cần bỏ ngay (22/12/2020 3:49:35 CH)
  • Tránh xa thực phẩm gây dậy thì sớm (17/12/2020 11:15:27 SA)
  • Mặt trái của việc sử dụng thiết bị di động (14/10/2020 10:37:10 SA)
  • 8 cách cần áp dụng ngay lập tức để không bị bệnh sởi tấn công (30/01/2019 2:17:22 CH)
  • Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà (11/10/2018 4:13:56 CH)
Xem tiếp các tin khác
Các tin khác:
  • Đoàn công tác Trung tâm Y khu vực Tam Đảo thăm và làm việc tại Trung tâm Y tế khu vực Cẩm Khê (16/07/2025 3:09:47 CH)
  • Hậu quả khó lường vì tự ý đắp thuốc nam trị khối u bụng (16/07/2025 3:07:22 CH)
  • Cứu sống sản phụ mang thai lần 4 mắc rau tiền đạo trung tâm, rau cài răng lược xuyên qua cơ tử cung và thành bàng quang cực nguy hiểm (16/07/2025 3:04:12 CH)
  • Khuyến cáo phòng, chống một số bệnh thường gặp trong lụt bão, mưa lũ (16/07/2025 2:58:51 CH)
  • Chuyển đổi số từ cơ sở - Chìa khóa vận hành hiệu quả mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (16/07/2025 12:42:03 CH)
  • QUYẾT ĐỊNH Về việc thu hồi số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩmCông ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất & Thương mại Athena Việt Nam (16/07/2025 9:52:58 SA)
  • QUYẾT ĐỊNH Về việc cấp Chứng chỉ hành nghề dược 15.7.2025 (16/07/2025 9:47:33 SA)
  • KỸ NĂNG THOÁT HIỂM KHI BỊ DÒNG CHẢY CUỐN TRÔI XA BỜ (15/07/2025 4:43:44 CH)
  • KỸ NĂNG THOÁT HIỂM KHI GẶP VÙNG NƯỚC XOÁY (15/07/2025 4:41:45 CH)
  • KỸ NĂNG XỬ LÝ KHI BỊ CHUỘT RÚT (15/07/2025 4:37:58 CH)
  • Thông điệp phòng, chống đuối nước (15/07/2025 4:34:51 CH)
  • Poster Đừng để con trẻ đuối nước (15/07/2025 4:29:19 CH)
  • Tờ rơi Kiến thức, kỹ năng dành cho gia đình về phòng chống đuối nước trẻ em dưới 5 tuổi (15/07/2025 4:28:22 CH)
  • Tờ rơi Các giải pháp hiệu quả phòng chống đuối nước (15/07/2025 4:25:26 CH)
  • Tờ rơi Hướng dẫn kỹ năng cứu đuối an toàn (15/07/2025 4:23:59 CH)
Loading...
Loading...

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ Y TẾ TỈNH PHÚ THỌ

  • Địa chỉ: Đường Trần Phú - Phường Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ
  • Tel: (0210) 386 8888
  • Email: soyte@phutho.gov.vn - Website: Https://soyte.phutho.gov.vn
  • Giấy phép số: 10/GP-TTĐT ngày 10/9/2015 của Giám đốc Sở TT&TT  tỉnh Phú Thọ
Chung nhan Tin Nhiem Mang