.
  •  
Danh mục
Loading...

 

Liên kết

Số lượng truy cập

  • Đang trực tuyến:  
  • Tổng lượt truy cập:
  1. Trang chủ    
  2. Tin hoạt động đơn vị và cơ sở

Cận thị học đường và cách phòng chống

Ngày xuất bản : 20/09/2022

Cận thị là một loại tật khúc xạ phổ biến. Người bị cận thị khó khăn khi nhìn các vật ở xa. Cận thị học đường là tình trạng các em trong độ tuổi đi học mắc tật cận thị. Cận thị học đường do quá trình học tập và sinh hoạt sai cách, dẫn đến mắt điều tiết quá mức. Hậu quả là suy giảm thị lực, nếu cận thị nặng, võng mạc của mắt có thể bị thoái hoá đến “cửa sổ tâm hồn” của trẻ. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng ảnh hưởng đến quá trình học tập. Mắt trẻ sẽ nhìn kém, đọc chữ hay bị nhảy dòng, nhầm dấu, viết chậm, sai chữ,…dẫn đến kết quả học tập giảm sút, trẻ trở nên rụt rè và thiếu tự tin.

Hiện nay, cận thị học đường có xu hướng tăng. Theo thống kê mới nhất, nước ta có khoảng 5 triệu trẻ em mắc tật khúc xạ ở mắt. Tại tỉnh Phú Thọ, hằng năm các cơ sở y tế tiếp nhận khám và điều trị cho rất nhiều trường hợp trẻ bị cận thị. Tính riêng tại Bệnh viện Mắt, mỗi năm khám cho 4000 lượt người mắc tật khúc xạ. Từ đầu năm 2022 đến nay, Bệnh viện Mắt tỉnh Phú Thọ đã tiếp nhận khám cho 2500 trường hợp trẻ mắc tật khúc xạ, trong đó có 1500 là cận thị.

Cận thị không có những dấu hiệu rõ rệt nên rất khó phát hiện. Cũng theo Ths.BS. Đoàn Hương Giang – Phó Trưởng khoa Nhãn nhi - Khúc xạ, Bệnh viện Mắt tỉnh Phú Thọ: “Cận thị chia ra 3 loại theo mức độ cận như sau: Cận thị ở mức độ nhẹ dưới -3,00 diop; Cận thị ở mức độ trung bình là từ từ -3,00 diop đến -6,00 diop; Cận thị từ -6,00 diop trở lên gọi là cận thị nặng.”

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tật cận thị ở lứa tuổi học sinh đó là, việc học tập và sinh hoạt thiếu hợp lý, cường độ học tập ngày càng dày đặc cùng với môi trường ánh sáng không đảm bảo. Nhiều trẻ ngồi học sai tư thế, thậm chí nhiều trẻ còn bò ra bàn hoặc nằm lên giường để học. Cùng với công nghệ ngày càng hiện đại, trẻ sớm sử dụng các thiết bị điện tử để phục vụ cho học tập, giải trí, làm cho mắt cũng phải điều tiết ở cự ly gần trong thời gian dài. Điều này dẫn đến nguy cơ suy giảm thị lực và cận thị cao, đặc biệt là lứa tuổi 7-9 tuổi và 12–14 tuổi. Ngoài ra do yếu tố di truyền, thông thường bố mẹ bị cận thị từ 6 diop trở lên. Tỷ lệ con mắc cận thị cao hơn nhiều bố mẹ không bị cận thị.

Cũng theo bác sĩ Đoàn Hương Giang: Trẻ dưới 18 tuổi thì chưa đủ tuổi phẫu thuật tật khúc xạ, phương pháp điều trị cận thị học đường tối ưu nhất là đeo kính cho người cận thị. Do đó, nên đưa trẻ đến các cơ sở bệnh viện mắt uy tín để các bác sĩ khám và chẩn đoán tật khúc xạ ở trẻ sớm. Với những trẻ đã bị cận thị, cũng cần đưa trẻ đi khám mắt thường xuyên để kiểm tra tiến triển của tật cận thị nhằm thay kính kịp thời giúp trẻ nhìn rõ hơn. Việc không thay kính định kỳ sẽ khiến thị lực của trẻ bị giảm sút, đeo kính sai độ khiến mắt phải điều tiết nhiều hơn, khiến độ cận tăng nhanh hơn. Đối với người trên 18 tuổi, điều kiện đủ để phẫu thuật là độ khúc xạ phải ổn định ít nhất 6 tháng (trong 6 tháng có thể thay đổi 0,5 diop).

Để phòng tránh cận thị học đường, các bậc phụ huynh cần cải thiện điều kiện học tập và sinh hoạt bằng cách đảm bảo góc học tập đủ ánh sáng và ngồi học đúng tư thế; thực hiện thời gian biểu học tập, nghỉ ngơi, vui chơi hợp lý để đảm bảo sức khỏe, thư giãn thị giác; Chế độ ăn uống giàu vitamin: bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A, E, B,… như cà rốt, bí đỏ, cà chua, trứng, thịt, cá,… trong bữa ăn hằng ngày để nuôi dưỡng mắt. Nên hạn chế thức ăn chế biến sẵn, chiên xào nhiều dầu mỡ. Khám mắt định kỳ mỗi 6 tháng để xác định tật khúc xạ (cận thị) và các bệnh về mắt khác sớm và có phương pháp điều trị kịp thời./.

Hoàng Oanh

Tin liên quan

  • Vì sức khỏe của gia đình, hãy xây dựng Tổ ấm không khói thuốc (30/11/2023 4:23:09 CH)
  • Thành công phục hồi chức năng cho người bệnh bị viêm khớp, tràn dịch khớp do chấn thương khớp gối (29/11/2023 9:31:15 SA)
  • Nguy kịch sau khi uống rượu ngâm củ ấu tàu (27/11/2023 8:39:30 SA)
  • Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy: Lần đầu tiên phẫu thuật tạo hình thân đốt sống bằng bơm Ciment sinh học qua cuống thành công (27/11/2023 8:35:33 SA)
  • Giải phóng ngón tay bị sẹo dính do bỏng cho cháu bé 34 tháng tuổi (10/11/2023 2:09:48 CH)
  • Điều tra dịch tễ bệnh phong tại 04 xã thuộc huyệnPhù Ninh tỉnh Phú Thọ năm 2023 (10/11/2023 2:32:09 CH)
  • Lọc máu hấp phụ và thay huyết tương cấp cứu thành công trường hợp viêm tụy cấp, hoại tử tụy (08/11/2023 7:06:23 CH)
  • Cấp cứu thành công sản phụ mang thai 37 tuần bị rau tiền đạo trung tâm, rau cài vào bàng quang trên vết mổ đẻ 3 lần (08/11/2023 7:04:26 CH)
  • Điều trị dứt điểm suy giãn tĩnh mạch chỉ sau 30 phút tại Trung tâm Y tế huyện Tam Nông (07/11/2023 8:54:12 SA)
  • HỘI THI TAY NGHỀ ĐIỀU DƯỠNG, HỘ SINH, KỸ THUẬT VIÊN NĂM 2023 (07/11/2023 3:14:14 CH)
  • Tìm lại ánh sáng cho người bệnh khuyết tật bị đục thuỷ tinh thể (03/11/2023 8:35:41 CH)
  • Cấp cứu kịp thời cụ bà 110 tuổi bị cơn đau thắt ngực cấp (03/11/2023 2:04:01 CH)
  • Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê phẫu thuật thành công thay khớp háng cho cụ bà 81 tuổi bị hoại tử chỏm xương đùi (03/11/2023 10:38:00 SA)
  • Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba khai trương Phòng khám Đa khoa khu vực Thanh Vân (03/11/2023 4:30:00 CH)
  • Kiểm tra an toàn thực phẩm tại 10 trường học có bếp ăn tập thể trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (01/11/2023 3:17:10 CH)
Xem tiếp các tin khác
Các tin khác:
  • Danh sách đăng ký người hành nghề tài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (Phòng khám đa khoa Supe phốt phát và Hoá chất Lâm Thao) (30/11/2023 4:25:31 CH)
  • Vì sức khỏe của gia đình, hãy xây dựng Tổ ấm không khói thuốc (30/11/2023 4:23:09 CH)
  • Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn) (30/11/2023 1:42:20 CH)
  • Danh sách đăng ký bổ sung người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (BVĐK Tỉnh) (30/11/2023 1:40:32 CH)
  • Thành công phục hồi chức năng cho người bệnh bị viêm khớp, tràn dịch khớp do chấn thương khớp gối (29/11/2023 9:31:15 SA)
  • Danh sách đăng ký bổ sung người hành nghề tại cơ sở kha,s bệnh, chữa bệnh (BVĐK Tỉnh) CV 2727 ngày 20/11/2023 (28/11/2023 10:07:43 SA)
  • Tập huấn công tác kê khai tài sản thu nhập năm 2023 (29/11/2023 9:34:35 SA)
  • Nguy kịch sau khi uống rượu ngâm củ ấu tàu (27/11/2023 8:39:30 SA)
  • Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy: Lần đầu tiên phẫu thuật tạo hình thân đốt sống bằng bơm Ciment sinh học qua cuống thành công (27/11/2023 8:35:33 SA)
  • HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS “Cộng đồng sáng tạo - Quyết tâm chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030!” (27/11/2023 8:30:44 SA)
  • Danh sách đăng ký bổ sung người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (TTYT huyện Tam Nông) (24/11/2023 3:58:54 CH)
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn dược phẩm Hải Minh (Chấp nhận E- HSDT và trao Thỏa thuận Khung) (24/11/2023 3:55:45 CH)
  • Liên danh Đăng Phát -Takara (Công ty CP Đăng Phát Việt Nam) Gói thầu bổ sung số 02 (24/11/2023 3:53:54 CH)
  • Công ty cổ phần Traphaco (Gói thầu bổ sung số 02) (24/11/2023 3:51:58 CH)
  • Công ty Cổ phần Dược phẩm MEZA (Gói thầu bổ sung số 01) (24/11/2023 3:50:34 CH)
Loading...

Loading...

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ Y TẾ TỈNH PHÚ THỌ

  • TTƯT. PGS. TS. Nguyễn Huy Ngọc - Giám đốc Sở Y Tế tỉnh Phú Thọ
  • Địa chỉ: Gia Cẩm - Việt Trì - Phú Thọ
  • Tel: (0210) 386 8888
  • Email: soyte@phutho.gov.vn - Website: Https://soyte.phutho.gov.vn
  • Giấy phép số: 10/GP - TTĐT ngày 10/9/2015 của Giám đốc sở TT&TT tỉnh Phú Thọ
Chung nhan Tin Nhiem Mang