.
  •  
Danh mục
Loading...

 

Liên kết

Số lượng truy cập

  • Đang trực tuyến:  
  • Tổng lượt truy cập:
  1. Trang chủ    
  2. VSAT thực phẩm

Cục An toàn thực phẩm thông tin về các loại nấm độc thường gặp tại Việt Nam

Ngày xuất bản : 14/05/2020

Đã có liên tiếp các vụ ngộ độc nấm rừng xảy ra, khiến không ít người mất mạng trong thời gian gần đây. Các chuyên gia khuyến cáo nấm độc nhất gây tử vong thường là nấm trông đẹp, bắt mắt. Do đó, người dân tuyệt đối không hái nấm hoang dại ăn.

Theo Cục An toàn thực phẩm-  Bộ Y tế, Việt Nam có khoảng 50 - 100 loài nấm độc khác nhau. So với các loại ngộ độc khác thì ngộ độc nấm xảy ra ít hơn về số ca, nhưng tỷ lệ tử vong lại rất cao.

Các dấu hiệu nhận diện nấm độc:

1. Nấm có đủ: mũ, phiến nấm, cuống, vòng cuống và bao gốc thường là nấm độc.

2. Bên trong thân cây nấm mầu hồng nhạt, mũ nấm mầu đỏ có vẩy trắng, sợi nấm phát sáng trong đêm là nấm độc

3. Bộ phận độc nằm trong toàn bộ thể quả nấm (mũ, phiến, vòng, cuống, bao gốc nấm), độc tố thay đổi theo mùa, trong quá trình sinh trưởng của nấm, trong môi trường đất đai, khí hậu

Đặc điểm nhận dạng một số loại nấm độc

 

1. Nấm độc tán trắng (Amanita verna)

- Mọc thành từng cụm hoặc đơn chiếc trên mặt đất trong rừng và một số nơi khác...

- Mũ nấm: Màu trắng, bề mặt mũ nhẵn bóng, lúc non đầu tròn hình trứng, mũ nấm

đính chặt vào cuống. Khi trưởng thành mũ nấm phẳng với đường kính khoảng 5 –

10 cm. Khi già mép mũ có thể cụp xuống.

- Phiến nấm: Màu trắng.

- Cuống nấm: Màu trắng, có vòng dạng màng ở đoạn trên gần sát với mũ.

- Chân cuống phình dạng củ và có bao gốc hình đài hoa.

- Thịt nấm: Mềm, màu trắng, mùi thơm dịu.

- Độc tố chính: các amanitin (amatoxin) có độc tính cao

2. Nấm độc trắng hình nón (Amanita virosa)

- Trông gần giống nấm độc tán trắng

- Mọc thành từng cụm hoặc đơn chiếc trên mặt đất trong rừng và một số nơi khác...

- Mũ nấm: Màu trắng, bề mặt nhẵn bóng, mũ nấm lúc non đầu tròn hình trứng, mép

khum đính chặt vào cuống. Khi trưởng thành mũ nấm thường khum hình nón với

đường kính khoảng 4 – 10 cm.

- Phiến nấm: Màu trắng.

- Cuống nấm: Màu trắng, có vòng dạng màng ở đoạn trên gần sát với mũ. Chân

cuống phình dạng củ và có bao gốc hình đài hoa.

- Thịt nấm: Mềm, màu trắng, mùi khó chịu.

-  Độc tố chính: các amanitin (amatoxin), có độc tính cao

3. Nấm mũ khía nâu xám (Inocybe fastigiata hoặc Inocybe rimosa)

- Mọc  trên mặt đất trong rừng, nơi có nhiều lá cây mục nát và một số nơi khác...

- Mũ nấm hình nón đến hình chuông, đỉnh nhọn, có các sợi tơ màu từ vàng đến nâu

tỏa ra từ đỉnh mũ xuống mép mũ nấm.

- Khi già, mép mũ nấm bị xẻ ra thành các tia riêng rẽ; Đường kính mũ nấm 2 –

8cm.

- Phiến nấm lúc non mầu hơi trắng gắn chặt vào cuống nấm và khi già có màu xám

hoặc nâu tách rời khỏi cuống nấm.

- Cuống nấm: Mầu từ hơi trắng đến vàng nâu dài 3-9cm, không có vòng cuống.

- Thịt nấm: mầu trắng

- Độc tố chính: muscarin

4. Nấm ô tán trắng phiến xanh (Chlorophyllum molybdites)

- Mọc thành từng cụm hoặc đơn chiếc ở ven chuồng trâu, chuồng bò, trên bãi cỏ,

ruộng ngô và một số nơi khác...

- Mũ nấm: Lúc còn non hình bán cầu dài, màu vàng nhạt, có các vảy nhỏ màu nâu

nhạt hoặc xám nhạt. Khi trưởng thành mũ nấm hình ô hoặc trải phẳng, màu trắng,

đường kính mũ: 5 – 15 cm . Trên bề mặt mũ nấm có các vẩy mỏng màu nâu bẩn,

vảy dày dần về đỉnh mũ.

- Phiến nấm (mặt dưới mũ nấm): Lúc non có màu trắng, lúc già có ánh màu xanh

nhạt hoặc xanh xám, nấm càng già màu xanh càng rõ.

- Cuống nấm: Màu từ trắng đến nâu hoặc xám, có vòng ở đoạn trên gần sát với mũ.

Chân cuống không phình dạng củ và không có bao gốc; Dài 10 – 30 cm.

- Thịt nấm: Màu trắng

- Độc tính thấp, chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa.

Thông tin trên website của Cục An toàn thực phẩm- Bộ Y tế cho biết, trên thực tế có hàng nghìn loại nấm. Tuy nhiên, số loại nấm độc không nhiều, nhưng để phân biệt giữa nấm độc với không độc rất khó, với người dân thường xuyên nhầm lẫn, kể cả với chuyên gia cũng có thể nhầm. Vì vậy người dân hái nấm hoang ăn rất dễ bị ngộ độc.

Nấm độc nhất gây tử vong thường là nấm trông đẹp, bắt mắt. Do đó, người dân tuyệt đối không hái nấm hoang dại ăn. Nấm hoang dại kể cả nấm màu trắng, nấm nhìn có lành và ngon đến mấy, thậm chí ai đó quả quyết là loại nấm không độc thì cũng không ăn...

Ngộ độc nấm xuất hiện chậm quá 6 giờ sau ăn, có nghĩa là khi đó các chất độc đã vào sâu cơ thể, các biện pháp cấp cứu ban đầu gần như hết tác dụng. Bệnh nhân đến viện muộn, bị tổn thương đường tiêu hóa, viêm gan, suy thận rất dễ tử vong, tỉ lệ tử vong thường rất cao tới 50% hoặc có thể hơn./.

Suckhoedoisong.vn

0

Các tin cùng chuyên mục:

  • Phòng ngừa và xử trí ngộ độc nấm
  • Phòng chống dịch COVID-19: Các biện pháp của Việt Nam rất nhanh và hiệu quả
  • Sáng 13/5, đã 27 ngày không có ca mắc mới ở cộng đồng, hơn 12.000 người cách ly chống dịch
  • Quản lý chặt người nhập cảnh để phòng dịch
  • Sáng 12/5, không có ca mắc mới, Việt Nam chỉ còn 20 bệnh nhân dương tính với virus gây COVID-19

Tin liên quan

  • Cách bảo quản thực phẩm trong mùa hè (29/04/2021 3:03:07 CH)
  • Bộ Y tế: Tăng cường thanh, kiểm tra về y tế trong dịp Lễ, Tết đầu xuân 2021 (21/12/2020 3:44:04 CH)
  • Bộ Y tế hướng dẫn cách xử lý nước sinh hoạt trong mùa mưa, bão (23/10/2020 3:14:55 CH)
  • Công văn 1905/SYT-ATVSTP ngày 08/09/2020 của Sở Y tế Phú Thọ về việc xử lý khẩn cấp sản phẩm của Công ty TNHH hai thành viên Lối sống mới không bảo đảm an toàn thực phẩm và phát hiện sớm các ca bệnh ngộ độc Botulinum (08/09/2020 10:16:31 SA)
  • Phòng ngừa và xử trí ngộ độc nấm (14/05/2020 7:54:23 SA)
  • Tổng hợp các văn bản Quy phạm pháp luật về An toàn thực phẩm (11/10/2019 2:45:17 CH)
  • Triển khai thanh tra, kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2017 (04/10/2017 9:12:34 SA)
  • Trung tâm y tế huyện Thanh Thủy làm tốt công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. (16/07/2012 10:50:32 CH)
  • Lễ phát động Tháng hành động vì chất lượng Vệ sinh an toàn thực phẩm (16/07/2012 10:49:24 CH)
  • Hội nghị giao ban trực tuyến về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (16/07/2012 10:47:16 CH)
  • Công tác y tế trường học và vệ sinh an toàn thực phẩm bếp ăn bán trú ở Việt Trì (16/07/2012 10:46:09 CH)
  • Ban hành 30 tiêu chuẩn quốc tế mới về thực phẩm (16/07/2012 10:43:39 CH)
  • Ghi nhận những tín hiệu tích cực và những thách thức trong công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm 6 tháng đầu năm 2009 tại Việt Nam (16/07/2012 10:42:10 CH)
  • Kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm đối với rau, quả, chè, thịt trên cả nước (16/07/2012 10:45:15 CH)
Xem tiếp các tin khác
Các tin khác:
  • DANH SÁCH ĐĂNG KÝ NGƯỜI HÀNH NGHỀ TẠI CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH (BV YDCT &PHCN) (30/09/2023 10:09:18 SA)
  • Danh sách nhân sự thôi đăng ký hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (BVĐK Việt Đức) (30/09/2023 10:08:02 SA)
  • Tập huấn triển khai tiêm vắc xin phòng Lao tại Bệnh viện, Trung tâm Y tế hai chức năng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. (30/09/2023 10:02:16 SA)
  • Cảnh báo tai nạn điện giật ở trẻ nhỏ (30/09/2023 9:51:00 SA)
  • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ: Phẫu thuật thay đĩa đệm bằng miếng ghép Scarlet - giải pháp tối ưu trong điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ (30/09/2023 9:26:14 SA)
  • Điều trị dứt điểm suy giãn tĩnh mạch chỉ sau 30 phút tại Trung tâm Y tế huyện Tam Nông (30/09/2023 9:20:26 SA)
  • Thai ngoài tử cung góc sừng – Hiểm họa khôn lường (30/09/2023 9:16:56 SA)
  • Danh sách đăng ký bổ sung người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ̣(Bệnh viện đa khoa Việt Đức) (28/09/2023 10:09:44 SA)
  • Kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm kiểm tra tại thị xã Phú Thọ (28/09/2023 10:05:57 SA)
  • V/v công bố danh sách “Người giới thiệu thuốc” (Lần 11) (27/09/2023 3:22:38 CH)
  • Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng tỉnh: Chương trình “Đêm hội trăng rằm” và Khen thưởng cho các cháu là con viên chức, người lao động Bệnh viện đạt thành tích xuất sắc năm học 2022 – 2023 (27/09/2023 11:27:59 SA)
  • Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê phẫu thuật thành công cho người bệnh gãy cổ xương cánh tay (26/09/2023 3:23:25 CH)
  • THÔNG BÁO Nộp lệ phí tuyển dụng viên chức đối với các đơn vị y tế hệ dự phòng tuyến tỉnh, tuyến huyện và viên chức Trạm Y tế xã, phường, thị trấn (26/09/2023 3:20:25 CH)
  • Bệnh viện Đa khoa thị xã Phú Thọ tập huấn “Chẩn đoán và điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa” (26/09/2023 3:23:31 CH)
  • Số: 2535/SYT-NVD ngày 18/11/2020 V/v tiếp nhận Thông báo đáp ứng GSP của các bênh viện (và tương đương) trên địa bàn (tháng 11/2020). (25/09/2023 3:03:06 CH)
Loading...

Loading...

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ Y TẾ TỈNH PHÚ THỌ

  • TTƯT. PGS. TS. Nguyễn Huy Ngọc - Giám đốc Sở Y Tế tỉnh Phú Thọ
  • Địa chỉ: Gia Cẩm - Việt Trì - Phú Thọ
  • Tel: (0210) 386 8888
  • Email: soyte@phutho.gov.vn - Website: Https://soyte.phutho.gov.vn
  • Giấy phép số: 10/GP - TTĐT ngày 10/9/2015 của Giám đốc sở TT&TT tỉnh Phú Thọ