.
  •  
Danh mục
Loading...

 

Liên kết

Số lượng truy cập

  • Đang trực tuyến:  
  • Tổng lượt truy cập:
  1. Trang chủ    
  2. Phổ biến kiến thức

Hưởng ứng ngày Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) Thế giới (8/5/2023) Chung tay đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh vì sức khỏe cộng đồng, vì tương lai nòi giống

Ngày xuất bản : 27/04/2023

Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) được thế giới phát hiện và nghiên  cứu từ năm 1925, tại Việt Nam, bệnh được các nhà khoa học nghiên cứu từ năm   1960. Bệnh tan máu bẩm sinh là do tan máu di truyền. Bệnh có hai biểu   hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể. Vì vậy, người bệnh phải điều trị suốt đời, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, sẽ có nhiều biến chứng làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động...

Trên thế giới, bệnh tan máu bẩm sinh ảnh hưởng đến khoảng 300 triệu người, với khoảng 500.000 người mắc bệnh ở thể nặng. Ở nước ta có khoảng trên 13 triệu người mang gen bệnh tan máu bẩm sinh, tương đương 13% dân số và có trên 20.000 người bệnh mức độ nặng cần phải điều trị cả đời. Mỗi năm có thêm khoảng 8.000 trẻ em sinh ra bị bệnh Thalassemia, trong đó có khoảng 2.000 trẻ bị  bệnh mức độ nặng và khoảng 800 trẻ không thể ra đời do phù thai. Người bị bệnh và mang gen có ở tất cả các tỉnh/thành phố, các dân tộc trên toàn quốc. Trong đó, tỷ lệ người dân đồng bào dân tộc miền núi chiếm tỷ lệ khá cao, từ 20- 40%.

Tỷ lệ người dân mang gen bệnh tan máu bẩm sinh ở vùng miền núi, đặc biệt là ở các đồng bào dân tộc thiểu số cao, một trong những nguyên nhân chính là do kết hôn cận huyết.

Riêng 6 dân tộc chủ yếu ở miền núi phía Bắc như: Tày, Thái, Mường, Nùng, Dao và H’Mông thì tỷ lệ mang gen và mắc bệnh khá cao như: 26,1% ở dân tộc Tày; 25,5% ở dân tộc Dao, 24,7% ở dân tộc Nùng… Đặc biệt, tại Sơn La dân tộc Xinh Mun có tỷ lệ mang gen rất cao, lên tới hơn 80%. Tại các địa   bàn này, ước tính mỗi năm, khoảng 100.000 trẻ ra đời thì có khoảng 250 trường hợp thai nhi bị phù (không thể sống), khoảng 200 trẻ bị bệnh ở mức độ trung bình đến nặng - là những người bệnh sẽ phải điều trị cả đời.

Do là bệnh di truyền, có yếu tố gia đình, cách tốt nhất để hạn chế nguy cơ truyền bệnh cho thế hệ sau là tránh sinh ra những đứa trẻ mang gen bệnh. Kinh nghiệm của thế giới cho thấy, có thể phòng bệnh hiệu quả tới 90-95% thông qua việc tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân, sàng lọc trước sinh.

Trong đó, tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn giúp mỗi cá nhân xác định xem mình có mang gene bệnh hay không. Nếu có, người bệnh sẽ được tư vấn để đưa ra lựa chọn đúng đắn về hôn nhân, mang thai, sinh nở để sinh ra những đứa trẻ không mắc bệnh.

Sàng lọc trước sinh là việc phòng ngừa bằng cách thực hiện các xét nghiệm tầm soát và chẩn đoán gen đột biến trong thời thai kỳ. Đây là biện pháp hiệu quả và chi phí thấp. Chính vì vậy, tất cả các cặp đôi trước khi kết hôn nên sàng lọc Thalassemia để sinh ra em bé khỏe mạnh.

Hưởng ứng ngày Thalassemia Thế giới, ngày 8 tháng 5, Tổng Cục dân số ban hành công văn số 288/TCDS-TTGD về việc hướng dẫn tổ chức các hoạt động truyền thông hưởng ứng ngày Thalassemia. Việc tổ chức các hoạt động truyền thông là một cơ hội để giúp những người mắc bệnh Thalassemia sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn thông qua chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

Hãy tham gia các hoạt động hưởng ứng Ngày Thalassemia Thế giới và giúp  thay đổi cuộc sống của những người mắc bệnh Thalassemia.

Các khẩu hiệu truyền thông:

  • Chung tay đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh vì sức khỏe cộng đồng;
  • Tăng cường truyền thông, giáo dục để cộng đồng hiểu rõ, chia sẻ và chăm sóc tốt hơn cho người mắc bệnh tan máu bẩm sinh
  • Cha mẹ hãy thực hiện tầm soát, chẩn đoán và điều trị sớm bệnh, tật trước sinh và sơ sinh vì hạnh phúc gia đình, vì tương lai nòi giống.
  • Tầm soát trước sinh và sơ sinh vì những đứa con khỏe mạnh.
  • Không tảo hôn, kết hôn cận huyết thống để bảo vệ giống nòi.
  • Thực hiện tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn vì hạnh phúc gia đình, vì sự phồn vinh của đất nước.
  • Chung  tay đẩy lùi  bệnh tan máu bẩm sinh vì sức khỏe cộng đồng, vì tương   lai  nòi  giống.
  • Tăng cường truyền thông, giáo dục để cộng đồng hiểu rõ, chia sẻ và chăm sóc tốt hơn cho người mắc bệnh tan máu bẩm sinh.

Vân Anh tổng hợp

Tin liên quan

  • Luật Đất đai số 31/2024/QH15 (28/06/2024 6:58:16 CH)
  • Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm dịp thi tốt nghiệp Trung học phổ thông Quốc gia năm 2023 (28/06/2023 9:34:49 SA)
  • Lựa chọn và sử dụng thực phẩm có tăng cường vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày (25/05/2023 10:39:49 SA)
  • Nguyên nhân thiếu sắt và cách bổ sung cho phụ nữ tuổi sinh sản (25/05/2023 10:40:47 SA)
  • NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH SỐT RÉT (20/04/2023 3:13:29 CH)
  • Cảnh báo: Gia tăng số lượng ca mắc sốt xuất huyết trên toàn quốc (27/04/2023 2:22:35 CH)
  • Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên (09/03/2023 2:30:13 CH)
  • Cách phòng bệnh hô hấp mùa đông xuân cho trẻ (09/03/2023 9:15:18 SA)
  • 7 triệu chứng nghiêm trọng của cúm cần lưu ý (27/12/2022 11:04:09 SA)
  • Phòng tránh nguy cơ đột quỵ mùa lạnh (27/12/2022 10:55:07 SA)
  • 4 bệnh trẻ em thường gặp vào mùa Đông- Xuân (27/12/2022 10:40:27 SA)
  • Dấu hiệu nhận biết và chăm sóc hội chứng hậu COVID-19 (09/11/2022 1:45:22 CH)
  • Dinh dưỡng hợp lý cho người bệnh đái tháo đường (05/11/2021 4:51:35 CH)
  • Những lưu ý cho người bệnh đái tháo đường trong dịch bệnh COVID-19 (05/11/2021 4:46:12 CH)
Xem tiếp các tin khác
Các tin khác:
  • CẢNH BÁO MẠO DANH CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI LỪA ĐẢO NGƯỜI DÂN (18/07/2025 4:59:19 CH)
  • 260 đơn vị máu được tiếp nhận sau 1 ngày kêu gọi (18/07/2025 4:56:47 CH)
  • 5 bệnh về da nguy hiểm thường gặp sau bão, lũ lụt (18/07/2025 4:50:22 CH)
  • Hơn 45,2 nghìn lượt học trên nền tảng "Bình dân học vụ số" (18/07/2025 4:46:08 CH)
  • Không biết đã nuốt dị vật, 2 người bệnh nhập viện cấp cứu vì thủng ruột (18/07/2025 10:30:56 SA)
  • THÔNG BÁO Đăng tải văn bản báo cáo kèm danh sách người hành nghề không còn làm việc tại cơ sở và Danh sách đăng ký người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đã thay đổi của của Trung tâm Y tế khu vực Lạc Thủy (18/07/2025 10:25:32 SA)
  • THÔNG BÁO Đăng tải Danh sách đăng ký hành nghề của Trung tâm Y tế khu vực Kim Bôi trên Trang thông tin điện tử Sở Y tế tỉnh Phú Thọ 16.7 (18/07/2025 10:17:42 SA)
  • THÔNG BÁO Danh sách đăng ký hành nghề tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ 16.7 (18/07/2025 10:13:12 SA)
  • THÔNG BÁO Đăng tải văn bản báo cáo kèm danh sách người hành nghề không còn làm việc tại cơ sở và Danh sách đăng ký người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đã thay đổi của phòng khám Nội tổng hợp (Xóm Ngã Ba, xã Yên Phú) (18/07/2025 9:29:57 SA)
  • THÔNG BÁO Danh sách đăng ký hành nghề tại Trung tâm Y tế khu vực Phù Ninh 16.7.2025 (18/07/2025 9:27:46 SA)
  • THÔNG BÁO Danh sách đăng ký hành nghề tại Trung tâm Y tế khu vực Lâm Thao 16.7.2025 (18/07/2025 9:03:32 SA)
  • THÔNG BÁO Danh sách đăng ký hành nghề tại Trung tâm Y tế khu vực Thanh Thủy 16.7.2025 (18/07/2025 8:59:40 SA)
  • Số: 180/SYT-NVY V/v đăng tải thay đổi thời gian đăng ký hành nghề của người hành nghề KB,CB (Bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt) (18/07/2025 8:58:23 SA)
  • Số: 181/SYT-NVY V/v đăng tải thay đổi thời gian đăng ký hành nghề của người hành nghề KB,CB tại Phòng khám đa khoa Nam Long (18/07/2025 8:56:40 SA)
  • Số: 182/SYT-NVY V/v phê duyệt thay đổi thời gian đăng ký hành nghề của người hành nghề KB,CB (Phòng khám đa khoa Medlatec Vĩnh Yên) (18/07/2025 8:55:26 SA)
Loading...
Loading...

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ Y TẾ TỈNH PHÚ THỌ

  • Địa chỉ: Đường Trần Phú - Phường Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ
  • Tel: (0210) 386 8888
  • Email: soyte@phutho.gov.vn - Website: Https://soyte.phutho.gov.vn
  • Giấy phép số: 10/GP-TTĐT ngày 10/9/2015 của Giám đốc Sở TT&TT  tỉnh Phú Thọ
Chung nhan Tin Nhiem Mang