.
  •  
Danh mục
Loading...

 

Liên kết

Số lượng truy cập

  • Đang trực tuyến:  
  • Tổng lượt truy cập:
  1. Trang chủ    
  2. Phổ biến kiến thức

Các loại vắc xin cần tiêm trước khi mang thai

Ngày xuất bản : 18/04/2019

        Khi mang thai, thai phụ thường có nguy cơ mắc bệnh cao vì hệ thống miễn dịch suy giảm. Nguy cơ nhiễm bệnh cũng vì vậy mà tăng lên. Một số bệnh gặp phải chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu thông thường nhưng một số bệnh có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của cả bạn và thai nhi.

        Vì vậy, tiêm phòng vắc xin trước khi mang thai là cách tốt nhất để bảo vệ mẹ và thai nhi khỏi những nguy hiểm không đáng có. Đồng thời nâng cao sức đề kháng cho bé ngay từ trong bụng mẹ.

          Những loại vắc xin cần tiêm phòng trước khi mang thai

          Tiêm vắc xin phòng cúm

         Cảm cúm với các triệu chứng sốt, hắt hơi, sổ mũi là căn bệnh phổ biến thường gặp. Bệnh dễ chữa, dễ khỏi nếu bạn điều trị đúng thuốc, giữ vệ sinh trong thời gian lây bệnh. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai bị nhiễm cúm, đặc biệt là trong thời gian 3 tháng đầu thai kỳ có thể khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh. Để phòng tránh rủi ro, chị em cần tiêm phòng cúm trước khi mang thai.

         Tiêm vắc xin phòng viêm gan B

         Ở nước ta có 10 – 20% dân số mắc căn bệnh viêm gan B mạn tính, là tiền đề gây ra các bệnh về gan như suy gan, xơ gan, ung thư gan.

         Bệnh lây truyền qua đường máu, dịch cơ thể và truyền từ mẹ sang con. Để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé, cần chủ động tiêm phòng viêm gan B càng sớm càng tốt.

         Người lớn khi tiêm phòng viêm gan B sẽ tiêm 3 mũi theo trình tự 1-2-3, tức là sau khi tiêm mũi 1, 2 tháng sau bạn đi tiêm mũi 2 và tiêm mũi 3 cách mũi thứ nhất 3 tháng. Hiệu quả bảo vệ khi tiêm phòng viêm gan B có tác dụng trong khoảng 12 năm.


         Tiêm vắc xin phòng Sởi – Quai bị - Rubella

         Sởi, quai bị, Rubella là những bệnh nguy hiểm với phụ nữ mang thai.

        Thai phụ bị nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu hoặc cuối thai kỳ sẽ gặp nhiều biến chứng khi sinh nở như sinh non, thai lưu hoặc trẻ sinh ra đối mặt với nguy cơ mắc Hội chứng Rubella bẩm sinh với các khuyết tật về ống thần kinh, dị tật tim, mù mắt…

         Mắc bệnh sởi khi mang thai, nguy cơ dị dạng thai nhi rất cao. Ngoài ra, mắc sởi khi mang thai có thể gây sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu.

        Vi rút quai bị có thể làm viêm nhiễm buồng trứng, đồng thời phá hủy tế bào trứng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Quai bị có thể gây dị tật bẩm sinh, sinh non và thai chết lưu, đặc biệt khi thai phụ bị nhiễm quai bị trong 3 tháng đầu thai kỳ.

        Hiên nay, có thể chủ động phòng ngừa sởi, quai bị và Rubella chỉ với một mũi vắc-xin 3 trong 1 (MMR). MMR rất hiệu quả và an toàn, có thể giảm từ 90-95% nguy cơ nhiễm bệnh. Một số người có thể đã tiêm phòng MMR khi còn nhỏ và có khả năng miễn dịch với các bệnh này. Tuy nhiên, cho dù đã được tiêm phòng từ trước, bạn vẫn nên xét nghiệm và tiêm phòng nhắc lại MMR ba tháng trước khi cố gắng thụ thai nếu cần.

         Tiêm vắc xin phòng thủy đậu

        Thủy đậu là bệnh do vi rút gây ra với các triệu chứng như người mệt mỏi, sốt, khắp người nổi các bọng nước cỡ 2-5mm.

        Thai phụ mắc thủy đậu trong thai kỳ có thể đối mặt với nhiều nguy cơ:

        Thai < 13 tuần tuổi, khả năng mắc Hội chứng thủy đậu bẩm sinh, dị tật bẩm sinh chiếm 2 – 4%.

        Thai < 20 tuần, hầu như không ảnh hưởng đến thai nhi.

        Gần ngày sinh, thai phụ mắc thủy đậu thì khả năng lây bệnh cho con là rất cao do bé mắc thủy đậu lan tỏa vì mẹ chưa tạo được kháng thể truyền cho thai nhi trước sinh. Trẻ sinh ra đối mặt với nguy cơ viêm phổi, dị tật các chi, đục thủy tinh thể…

        Tiêm phòng thủy đậu muộn nhất là 2 tháng trước khi mang thai.

        Tiêm vắc xin phòng uốn ván

        Bệnh uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính do trực khuẩn uốn ván gây ra và có nguy cơ tử vong cao. Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (15 – 45 tuổi), cần tiêm phòng uốn ván theo quy định

        Mũi 1: Tiêm sớm trước khi có thai hoặc sống trong vùng nguy cơ có dịch.

        Mũi 2: Ít nhất 4 tuần sau khi tiêm mũi 1.

        Mũi 3: Ít nhất 6 tháng sau khi tiêm mũi 2.

        Mũi 4: Ít nhất một năm sau khi tiêm mũi 3.

        Mũi 5: Ít nhất một năm sau khi tiêm mũi 4.

        Sau khi tiêm đủ 5 mũi phòng uốn ván, chị em có thể phòng bệnh uốn ván trong suốt thời kỳ sinh sản.

        Tuy nhiên, tại Việt Nam rất ít trường hợp phụ nữ chủ động chủng ngừa đủ 5 mũi uốn ván và thường chỉ tiến hành tiêm phòng khi đã mang thai. Các đối tượng này cần tiêm mũi 1 càng sớm càng tốt khi biết mình mang thai( thường tiêm vào tháng thứ 3) và tiêm mũi 2 sau khi tiêm mũi 1 ít nhất 1 tháng để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh.

         Tiêm vắc xin HPV phòng ung thư cổ tư cung

         Phụ nữ trong độ tuổi 11-26 tuổi, chưa quan hệ rất nên chủng ngừa HPV trước khi kết hôn và có ý định mang thai.

         Mũi tiêm HPV thực hiện 3 mũi:

         Mũi 1: nữ giới trong độ tuổi từ 11 đến 26.

         Mũi 2: 1-2 tháng sau khi tiêm mũi 1.

         Mũi 3: 6 tháng sau khi tiêm mũi 1.

         Tiêm phòng HPV nhằm hạn chế sự lây nhiễm một số bệnh lây qua đường tình dục, đảm bảo an toàn sức khỏe sinh sản và thiên chức làm mẹ cho phụ nữ. Đồng thời, có tác dụng đảm bảo an toàn, tránh lây nhiễm các bệnh có nguy cơ lây lan qua đường sinh dục trong quá trình sinh nở sau này.

         Lưu ý trước khi tiêm phòng vắc xin

         Vắc xin được chế tạo từ vi rút sống, vi rút chết hoặc từ các độc tố của vi khuẩn đã được sàng lọc. Do vậy, nếu có ý định mang thai nên tiêm phòng các mũi tiêm trước khoảng 3 tháng là tốt nhất. Trong thời gian tiêm phòng, cần có các biện pháp tránh thai hợp lý. Không tiêm phòng vắc xin khi có biểu hiện sốt cao, mệt mỏi,… Khi mắc các bệnh mãn tính như tim, thận thì cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng. Theo dõi tình hình sức khỏe trước và sau khi tiêm phòng vắc xin 12 – 24 giờ.

         Các loại vắc xin cần tiêm phòng trước khi mang thai nhằm giúp phụ nữ có thể ngăn cản được các bệnh nguy hiểm đe dọa sức khỏe bản thân và thai nhi. Vì vậy, cần lên lịch tiêm phòng các loại vắc xin trên khi có ý định mang thai./.

Đỗ Hằng (tổng hợp)

Tin liên quan

  • Luật Đất đai số 31/2024/QH15 (28/06/2024 6:58:16 CH)
  • Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm dịp thi tốt nghiệp Trung học phổ thông Quốc gia năm 2023 (28/06/2023 9:34:49 SA)
  • Lựa chọn và sử dụng thực phẩm có tăng cường vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày (25/05/2023 10:39:49 SA)
  • Nguyên nhân thiếu sắt và cách bổ sung cho phụ nữ tuổi sinh sản (25/05/2023 10:40:47 SA)
  • Hưởng ứng ngày Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) Thế giới (8/5/2023) Chung tay đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh vì sức khỏe cộng đồng, vì tương lai nòi giống (27/04/2023 3:12:09 CH)
  • NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH SỐT RÉT (20/04/2023 3:13:29 CH)
  • Cảnh báo: Gia tăng số lượng ca mắc sốt xuất huyết trên toàn quốc (27/04/2023 2:22:35 CH)
  • Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên (09/03/2023 2:30:13 CH)
  • Cách phòng bệnh hô hấp mùa đông xuân cho trẻ (09/03/2023 9:15:18 SA)
  • 7 triệu chứng nghiêm trọng của cúm cần lưu ý (27/12/2022 11:04:09 SA)
  • Phòng tránh nguy cơ đột quỵ mùa lạnh (27/12/2022 10:55:07 SA)
  • 4 bệnh trẻ em thường gặp vào mùa Đông- Xuân (27/12/2022 10:40:27 SA)
  • Dấu hiệu nhận biết và chăm sóc hội chứng hậu COVID-19 (09/11/2022 1:45:22 CH)
  • Dinh dưỡng hợp lý cho người bệnh đái tháo đường (05/11/2021 4:51:35 CH)
  • Những lưu ý cho người bệnh đái tháo đường trong dịch bệnh COVID-19 (05/11/2021 4:46:12 CH)
Xem tiếp các tin khác
Các tin khác:
  • Thông điệp hưởng ứng Ngày Thế giới không Thuốc lá 31/5/2025 và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá 25 – 31/5/2025 (28/05/2025 10:45:10 SA)
  • Biến thể mới của COVID-19 không có nguy cơ gia tăng đối với sức khoẻ cộng đồng (28/05/2025 10:21:06 SA)
  • Tặng quà, chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện Tâm thần Phú Thọ (28/05/2025 10:14:19 SA)
  • Đoàn công tác Trung tâm Y tế huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc và Trung tâm Y tế thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang tham quan, trao đổi kinh nghiệm tại TTYT Thanh Sơn (27/05/2025 4:50:51 CH)
  • Trung tâm Y tế huyện Tam Nông: Cấp cứu kịp thời bé trai 10 tuổi bị mảnh kính đâm xuyên bàn tay (27/05/2025 4:29:58 CH)
  • Đảm bảo công tác y tế, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống dịch bệnh tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 và xét công nhận tốt nghiệp THPT năm học 2024 – 2025 (27/05/2025 4:16:51 CH)
  • Cụ bà nhập viện do chó cắn nghiêm trọng (27/05/2025 4:04:53 CH)
  • Trung tâm Y tế huyện Tân Sơn phẫu thuật cắt khối u ổ bụng nặng 2,5kg (27/05/2025 2:42:04 CH)
  • THÔNG BÁO Danh sách đăng ký hành nghề tại Bệnh viện Y dược cổ truyền và Phục hồi chức năng 26.5.2025 (27/05/2025 9:55:30 SA)
  • Số: 2218/SYT-NVD V/v chấp thuận điều tiết thuốc Gói thầu số 01: Gói thầu thuốc Generic (Lần 09). (27/05/2025 9:53:58 SA)
  • Số: 2214/SYT-NVD V/v kiểm tra, xử lý, truy tìm nguồn gốc thuốc giả NEXIUM 40 mg (27/05/2025 9:52:25 SA)
  • QUYẾT ĐỊNH Về việc cấp Giấy chứng nhận “Thực hành tốt phân phối thuốc” đối với Chi nhánh Phú Thọ - Công ty cổ phần dược phẩm Savi (27/05/2025 9:49:11 SA)
  • Lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Đoan Hùng thăm hỏi, tặng quà cụ ông 105 tuổi đang điều trị tại Trung tâm (27/05/2025 9:23:35 SA)
  • Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng tỉnh: Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy (27/05/2025 9:21:42 SA)
  • Sốt xuất huyết, tay chân miệng, COVID-19 có xu hướng tăng: Bộ Y tế yêu cầu tổ chức đợt chiến dịch cao điểm phòng chống (27/05/2025 9:17:12 SA)
Loading...
Loading...

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ Y TẾ TỈNH PHÚ THỌ

  • Địa chỉ: Gia Cẩm - Việt Trì - Phú Thọ
  • Tel: (0210) 386 8888
  • Email: soyte@phutho.gov.vn - Website: Https://soyte.phutho.gov.vn
  • Giấy phép số: 10/GP - TTĐT ngày 10/9/2015 của Giám đốc sở TT&TT tỉnh Phú Thọ
Chung nhan Tin Nhiem Mang