.
  •  
Danh mục
Loading...

 

Liên kết

Số lượng truy cập

  • Đang trực tuyến:  
  • Tổng lượt truy cập:
  1. Trang chủ    
  2. Phổ biến kiến thức

Tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai

Ngày xuất bản : 04/06/2021

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Varicella Zoster (VZV) gây ra. Bệnh có thể lây nhiễm từ người bệnh sang người lành thông qua nhiều phương thức khác nhau và có nguy cơ trở thành đại dịch nếu không ngăn chặn kịp thời. Người mắc bệnh đã có thể lây cho người khác từ 2 ngày trước khi bắt đầu phát ban cho đến khi tất cả các mụn nước đóng vảy.

Thời gian ủ bệnh thủy đậu khoảng từ 10 ngày đến 3 tuần. Dấu hiệu đầu tiên thường là sốt và mệt mỏi. Tiếp theo là phát ban và hình thành các mụn nước, có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Nơi chuẩn bị xuất hiện mụn nước sẽ có hiện tượng ngứa. Sau một vài ngày, mụn nước vỡ ra, đóng vảy và lành lại. Quá trình này có thể diễn ra trong 2 tuần. Khi vi rút nhiễm lần đầu ở trẻ em, bệnh thường có diễn biến nhẹ với sốt và phát ban. Tuy nhiên, nếu bị nhiễm lần đầu khi đã trưởng thành, bệnh có xu hướng nghiêm trọng hơn.

Thủy đậu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh đến người trưởng thành. Trên người khỏe mạnh, thủy đậu thường lành tính và ít để lại di chứng. Ở trẻ sơ sinh, người già và phụ nữ có thai do khả năng bảo vệ suy giảm nên có thể dẫn đến nhiều biến chứng như viêm phổi, viêm gan, viêm não... đặc biệt khi mang thai ở tuần 13 - 20. Trẻ sơ sinh mắc thủy đậu lây truyền từ mẹ diễn biến cũng rất nghiêm trọng với tỷ lệ tử vong lên đến 30%.

Thủy đậu là một bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao ngay cả khi người bệnh chưa phát ban, vì vậy sẽ rất nguy hiểm nếu thai phụ chưa có miễn dịch và tình cờ tiếp xúc với người bệnh thủy đậu. Thai phụ mắc thủy đậu triệu chứng sẽ thường nặng hơn người bình thường rất nhiều do những thay đổi trong hệ miễn dịch khi mang thai. Biểu hiện của bệnh không chỉ là nổi mụn nước mà có thể xuất hiện các biến chứng nặng như viêm phổi, viêm gan, viêm não, thậm chí có thể tử vong do các biến chứng này.

Đối với thai nhi, tùy thuộc vào từng giai đoạn thai kỳ sẽ có những ảnh hưởng khác nhau:

Trước tuần 28 thai kỳ: Thai nhi nhiều khả năng không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên vẫn có một ít nguy cơ (nhỏ hơn 1%) thai nhi có thể bị dị tật do tổn thương ở mắt, não, tay, chân, bàng quang hoặc ruột. Hiện tại, chưa có bằng chứng cho thấy bệnh thủy đậu làm tăng nguy cơ sảy thai.

Từ giữa 28 đến 36 tuần: Vi rút có thể lây truyền sang thai nhi, ở lại cơ thể trẻ mà không gây bất kỳ triệu chứng gì. Trong vài năm đầu đời của trẻ, vi rút có thể tái hoạt động và gây bệnh Zona.

Từ sau 36 tuần: Đây là thời điểm trẻ có nguy cơ cao nhất mắc phải bệnh thủy đậu. Nếu chuyển dạ sinh trong vòng 7 ngày kể từ khi phát ban hoặc bắt đầu phát ban trong 1 tuần đầu sau sinh, trẻ có nguy cơ bị thủy đậu nặng. Trẻ có thể bị các biến chứng nặng như viêm phổi, viêm não. Cần được điều trị với huyết thanh kháng thủy đậu (VZIG) và thuốc kháng vi rút. Tuy nhiên hiện nay Việt Nam vẫn chưa có huyết thanh kháng thủy đậu đặc hiệu.

          Tiêm vắc xin là phương pháp phòng bệnh thủy đậu hiệu quả nhất.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo đối với bệnh thủy đậu, tiêm phòng vắc xin là cách phòng bệnh đơn giản và hiệu quả nhất cho bản thân và cho cộng đồng. Phụ nữ chuẩn bị có thai nên đi tiêm vắc xin phòng thủy đậu trước khi có thai ít nhất 3 tháng; không được tiêm khi đã có thai. Từ 13 tuổi trở lên, mỗi người cần được tiêm 2 liều cách nhau ít nhất 6 tuần để cho hiệu quả phòng bệnh tốt nhất. Bên cạnh hiệu quả bảo vệ người mẹ, các kháng thể từ mẹ sẽ qua nhau thai và bảo vệ trẻ, đặc biệt là trong 1 tuần đầu sau sinh.

Đỗ Hằng

Tin liên quan

  • Luật Đất đai số 31/2024/QH15 (28/06/2024 6:58:16 CH)
  • Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm dịp thi tốt nghiệp Trung học phổ thông Quốc gia năm 2023 (28/06/2023 9:34:49 SA)
  • Lựa chọn và sử dụng thực phẩm có tăng cường vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày (25/05/2023 10:39:49 SA)
  • Nguyên nhân thiếu sắt và cách bổ sung cho phụ nữ tuổi sinh sản (25/05/2023 10:40:47 SA)
  • Hưởng ứng ngày Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) Thế giới (8/5/2023) Chung tay đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh vì sức khỏe cộng đồng, vì tương lai nòi giống (27/04/2023 3:12:09 CH)
  • NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH SỐT RÉT (20/04/2023 3:13:29 CH)
  • Cảnh báo: Gia tăng số lượng ca mắc sốt xuất huyết trên toàn quốc (27/04/2023 2:22:35 CH)
  • Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên (09/03/2023 2:30:13 CH)
  • Cách phòng bệnh hô hấp mùa đông xuân cho trẻ (09/03/2023 9:15:18 SA)
  • 7 triệu chứng nghiêm trọng của cúm cần lưu ý (27/12/2022 11:04:09 SA)
  • Phòng tránh nguy cơ đột quỵ mùa lạnh (27/12/2022 10:55:07 SA)
  • 4 bệnh trẻ em thường gặp vào mùa Đông- Xuân (27/12/2022 10:40:27 SA)
  • Dấu hiệu nhận biết và chăm sóc hội chứng hậu COVID-19 (09/11/2022 1:45:22 CH)
  • Dinh dưỡng hợp lý cho người bệnh đái tháo đường (05/11/2021 4:51:35 CH)
  • Những lưu ý cho người bệnh đái tháo đường trong dịch bệnh COVID-19 (05/11/2021 4:46:12 CH)
Xem tiếp các tin khác
Các tin khác:
  • Trung tâm Y tế khu vực Phù Ninh: Nội soi gặp dị vật xương cá sắc nhọn trong thực quản thành công cho bé trai 4 tuổi (11/07/2025 12:07:04 CH)
  • Hưởng ứng Ngày dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề “Quyền tự quyết sinh sản trong bối cảnh toàn cầu thay đổi” (11/07/2025 11:44:26 SA)
  • Cảnh báo tai nạn thương tích ở trẻ nhỏ vào dịp hè (10/07/2025 3:59:00 CH)
  • Bộ trưởng Đào Hồng Lan: Các đơn vị của ngành phải vào cuộc nghiêm túc thực hiện chuyển đổi số y tế (10/07/2025 11:36:16 SA)
  • Tích hợp định danh cá nhân vào đơn thuốc (10/07/2025 11:33:15 SA)
  • CẨN TRỌNG ĐỂ TRÁNH VẮT SỐNG KÝ SINH TRÊN CƠ THỂ (10/07/2025 11:31:36 SA)
  • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ tổ chức họp lấy ý kiến đề xuất về tổ chức các Trạm Y tế xã, phường khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (09/07/2025 11:13:58 SA)
  • Tổn thương nặng vùng da cánh tay do zona thần kinh bội nhiễm (08/07/2025 2:34:02 CH)
  • TRUNG TÂM Y TẾ KHU VỰC LƯƠNG SƠN ĐẨY MẠNH SINH HOẠT CHUYÊN MÔN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHÁM, CHỮA BỆNH (08/07/2025 2:31:24 CH)
  • Dấu hiệu say nắng, say nóng hoặc đột quỵ do nóng, cách xử trí và phòng ngừa (08/07/2025 2:28:07 CH)
  • Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo cài ứng dụng VNeID giả mạo (08/07/2025 2:18:05 CH)
  • Infographic: Bộ Y tế khuyến cáo Phòng, chống Covid-19 (07/07/2025 4:45:28 CH)
  • Infographic Sốt xuất huyết (07/07/2025 4:43:44 CH)
  • Infographic Bệnh tay chân miệng (07/07/2025 4:39:01 CH)
  • Cấp cứu thành công người bệnh viêm tụy cấp do tăng mỡ máu (07/07/2025 4:27:07 CH)
Loading...
Loading...

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ Y TẾ TỈNH PHÚ THỌ

  • Địa chỉ: Đường Trần Phú - Phường Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ
  • Tel: (0210) 386 8888
  • Email: soyte@phutho.gov.vn - Website: Https://soyte.phutho.gov.vn
  • Giấy phép số: 10/GP-TTĐT ngày 10/9/2015 của Giám đốc Sở TT&TT  tỉnh Phú Thọ
Chung nhan Tin Nhiem Mang